Trong kinh doanh thời trang, bài toán về hàng tồn kho vốn khiến rất nhiều thương hiệu đau đầu. Thế nhưng, nhờ bước đi khôn ngoan, thương hiệu này đã giữ được chân khách hàng cũ, thu hút tệp khách mới, giải bài toán ‘hóc búa’ về hàng tồn một cách ‘ngon lành’.
Với cộng động giới trẻ yêu chuộng thời trang Việt Nam, cái tên LSEOUL – 1 local brand sở hữu nhiều thiết kế độc đáo không còn là cái tên xa lạ. Đây cũng là thương hiệu được nhiều ngôi sao đình đám yêu thích như Jessica Jung, Dara, Jennie (BlackPink)…
Ra đời vào năm 2017, trong đó có 5 năm kinh doanh hàng nhập khẩu châu Á và 2 năm làm thời trang thiết kế, LSEOUL từng bước ghi dấu ấn trên bản đồ thời trang trong và ngoài nước, bất chấp cuộc khủng hoảng do COVID-19 (2019-2022). Sức mạnh nào đã giúp thương hiệu biến khó khăn thành cơ hội, từ đó đặt những bước chân đầu tiên ra thị trường quốc tế? Trong một sự kiện gần đây, Founder Nguyễn Trọng Lâm đã tiết lộ 2 chiến lược quan trọng khi kinh doanh mà LSEOUL đã áp dụng khiến những người tham dự không khỏi trầm trồ:
Thứ nhất: Nghiên cứu kỹ văn hoá sử dụng MXH của các thị trường chủ lực, hợp nhất trải nghiệm truyền thống và hiện đại
Không thể phủ nhận được rằng việc phát triển trải nghiệm mua sắm trên nền tảng trực tuyến đóng vai trò quyết định trong chiến lược kinh doanh của các thương hiệu thời trang. Đó gần như được ví là “luật chơi sinh tồn” của làng mốt trong bối cảnh kỹ thuật số thống trị. ‘LSEOUL hoạt động ở cả hai nền tảng: trực tuyến và truyền thống. Mạng xã hội giúp chúng tôi mở rộng tệp khách hàng mục tiêu bằng việc nghiên cứu văn hoá sử dụng của từng quốc gia. Ví dụ, Việt Nam chuộng Facebook, Thái Lan thiên về Instagram, trong khi Hàn Quốc nghiêng sang Twitter, đây đều là những kênh thu hút hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày. Tuy nhiên, mạng xã hội chỉ là công cụ giúp tăng cường mức độ hiện diện của thương hiệu, tạo độ lan truyền rộng rãi thông qua các hashtag thịnh hành.
Trên thực tế, các nước có nền thời trang phát triển như Thái Lan, Hàn Quốc hay Trung Quốc chủ yếu mua hàng trên website của thương hiệu. Vì thế, nhãn hàng buộc phải đầu tư nội dung hiển thị trực quan để khách hàng nắm bắt đầy đủ thông tin về sản phẩm hoặc bộ sưu tập, từ đó kích thích tâm lý mua hàng của giới mộ điệu. Trong khi đó, khách Việt Nam có khuynh hướng chọn mua sản phẩm qua mạng xã hội nhiều hơn website. Bên cạnh các thông tin trên website, họ cần nhân viên bán hàng tư vấn trực tiếp (thông qua cuộc gọi hoặc tin nhắn) để lựa chọn kích cỡ, kiểu dáng phù hợp nhất để tránh mất thời gian cho việc đổi trả. Nắm bắt được bản chất của thị trường, chúng tôi đẩy mạnh các hoạt động quảng bá thương hiệu trên các nền tảng chiếm ưu thế ở các thị trường mục tiêu”, Founder Nguyễn Trọng Tâm phân tích.
“Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa LSEOUL bỏ ngỏ trải nghiệm mua sắm truyền thống tại các cửa hàng vật lý, bởi người mua sẽ vẫn có nhu cầu trải nghiệm dịch vụ chăm sóc, tư vấn, hay thử đồ trực tiếp để tìm kiếm phong cách của bản thân”, anh cho biết thêm.
Thứ 2: Giải quyết bài toán hàng tồn kho – Phân loại mức độ yêu thích sản phẩm
Để chuẩn bị chào đón sự có mặt của các thiết kế nằm trong bộ sưu tập mới, nhiều local brand Việt thường chọn cách giảm giá sản phẩm ở mùa cũ. Cách bán hàng này mang đến cho thương hiệu hai lợi thế: Vừa phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm những sản phẩm có giá ưu đãi của khách hàng; Vừa giúp thương hiệu có thể xử lý gọn hàng tồn kho, mang cho chúng vòng đời mới mà không gây lãng phí.
Nhưng, LSEOUL vẫn ra mắt đều đặn 12 bộ sưu tập mỗi năm. Điều này khiến thương hiệu khó tránh khỏi việc hàng tồn kho chồng chất khi sản xuất hàng loạt. Chính vì thế, Founder Trọng Lâm và đội ngũ của mình đã thực hiện một kế hoạch bài bản:
– Bước 1, LSEOUL giới thiệu lookbook (bộ ảnh) về các sản phẩm mùa mới lên website và mạng xã hội.
– Bước 2: Thu thập phản hồi của khách hàng về từng món đồ thông qua bình luận hoặc tin nhắn đặt hàng trước, từ đó sắp xếp các thiết kế theo mức độ yêu thích.
– Bước 3: Tiến hành may sản phẩm với đầy đủ kích cỡ, bao gồm cỡ XL cho người ngoại cỡ.
Trước câu hỏi với những bộ trang phục bản giới hạn với thiết kế cầu kỳ, phức tạp hơn, LSEOUL sẽ may khi có đơn hàng để tránh lãng phí thời gian, nhân lực và chất liệu. Còn những sản phẩm đã “sold out” như trường hợp của mẫu chân váy Calos từng được Jennie Kim (Blackpink) mặc trong đoạn phim quảng bá của Gentle Monster, LSEOUL vẫn tiếp tục nhận đơn và giao hàng từ 5-7 ngày. Đây là cách LSEOUL giữ chân khách hàng cũ, thu hút tệp khách mới, trong khi vẫn giải quyết được bài toán về hàng tồn kho vốn khiến rất nhiều thương hiệu phải đau đầu.
“Để làm được toàn bộ những điều nêu trên, chúng tôi đã hoàn thiện bộ máy vận hành của mình đầy đủ các phòng ban giống như một doanh nghiệp hoàn chỉnh. Trong đó, mỗi thành viên đều là một bánh răng, giúp cỗ máy LSEOUL hoạt động mượt mà hơn”, Founder Trọng Lâm khẳng định.
Nguồn: Cafebiz.vn