Nữ kế toán làm được việc lớn khi làm giả lệnh chuyển khoản.
Một nữ kế toán của một công ty tư nhân ở Vũ Hán được kéo vào nhóm làm việc WeChat. Hầu hết các thành viên trong nhóm đều là lãnh đạo công ty và đồng nghiệp, tên và hình đại diện của họ đều quen thuộc với cô. “Chủ tịch” và “tổng giám đốc” tự nhận là đang đi công tác đã trò chuyện sôi nổi, các đồng nghiệp khác cũng chen chúc báo cáo công việc của mình. Lúc này, “Chủ tịch” chỉ đạo chuyển 900.000 NDT (khoảng 3,1 tỷ đồng cho một khách hàng ở Giang Tô.
Tuy nhiên, nữ kế toán phát hiện Chủ tịch công ty đang họp ở phòng bên cạnh và thấy rằng thủ đoạn lừa đảo giả mạo sếp nhắm vào các kế toán vẫn thường xuyên xảy ra. Đáng chú ý, cách đây không lâu, cô đã tham gia vào một chiến dịch đặc biệt chống tội phạm.
Sau đó, cô liền làm giả lệnh chuyển tiền rồi gửi vào vào nhóm chát. Hơn nữa, cô nhanh trí nói với người những “sếp” trong nhóm chat rằng hệ thống ngân hàng đã bảo trì nên tiền sẽ đến tài khoản của đối tác vào buổi chiều, việc này nhằm những đối tượng cô nghi ngờ là lừa đảo tin tưởng mình hơn.
Đồng thời, cô ngay lập tức gọi điện báo Cảnh sát Vũ Hán (Trung Quốc). Sau khi nhận được trình báo, Cảnh sát thành phố đã ngay lập tức chuyển thông tin đến Đội Cảnh sát hình sự Vũ Hán (Trung Quốc) và Trung tâm chống lừa đảo thành phố ngay lập tức triển khai cơ chế khẩn cấp để tìm ra thông tin của những kẻ lừa đảo.
Trung tâm chống lừa đảo của thành phố đã đào sâu tìm kiếm manh mối, xác định băng đảng lừa đảo với người đứng đầu là người đàn ông. Thông qua nỗ lực không ngừng nhằm tăng cường chống lại lừa đảo trực tuyến, cảnh sát Trung tâm chống lừa đảo thành phố đã nhanh chóng lần ra đường đi và tung tích và bắt giữ băng đảng lừa đảo của nghi phạm.
Sau khi biết được nữ kế toán đã từng tham gia học cách nhận biết các thủ đoạn lừa đảo của cảnh sát và phát giác vụ lừa đảo đúng lúc giúp công ty tránh thất thoát tài chính, giám đốc công ty đã quyết định khen thưởng.
Theo cảnh sát, nhóm WeChat của nữ kế toán bị nhân bản bởi vì cô hoặc đồng nghiệp đã đăng nhập vào trang web lừa đảo qua điện thoại di động, và thông tin đã bị sao chép bởi các kẻ lừa đảo. Kẻ lừa đảo đầu tiên đã thảo luận công việc trong nhóm và mô phỏng các tình huống thực tế để khiến nữ kế toán không nghi ngờ.
Dù các phương thức lừa đảo ngày càng tinh vi, vẫn có nhiều cách để nhận diện chúng. Ví dụ, kẻ lừa đảo có thể sao chép tên và hình đại diện trên WeChat, nhưng việc sao chép văn bản, hình ảnh và nội dung trong thời gian thực là rất khó. Chỉ cần kiểm tra là có thể xác định tính xác thực. Đối với chuyển khoản trực tuyến, hãy gọi cho người liên quan để xác nhận.
Thực tế thủ đoạn lừa đảo này đã diễn ra từ lâu, cảnh sát khuyến cáo, nếu gặp phải lãnh đạo yêu cầu chuyển tiền, hãy nhớ xác minh tình hình qua điện thoại hoặc trực tiếp và cẩn thận xác định danh tính thực sự của bên kia. Trong quá trình giao tiếp, có thể khéo léo hỏi đối phương một số câu hỏi nhỏ, chẳng hạn như thông tin chi tiết về người hoặc đồ vật trong đơn vị, để xác định đâu là thật đâu là giả.
Đặc biệt chú ý bảo vệ thông tin cá nhân và tổ chức. Khi nhận được tin nhắn văn bản không xác định hoặc thêm yêu cầu kết bạn, phải xác minh cẩn thận danh tính của bên kia và không tin một cách mù quáng.
Nguồn: Cafebiz.vn