Những người giàu có ở Đông Nam Á chi tiền mua hàng xa xỉ vì điều gì?

Tại khu vực Đông Nam Á, nhu cầu mua sắm thay đổi liên tục của người tiêu dùng đang tạo ra những xu hướng mới và các nguyên tắc định hình ngành hàng xa xỉ.

Khái niệm xa xỉ ở Đông Nam Á được định hình bởi rất nhiều yếu tố, bao gồm nền di sản văn hóa, giá trị xã hội, lịch sử và quan trọng nhất là sự ảnh hưởng của nền kinh tế. Đây được xem là một khu vực có nguồn tài nguyên dồi dào, có đặc tính tiêu dùng đa dạng, do đó nhu cầu sử dụng mặt hàng xa xỉ cũng ngày một sôi nổi hơn.

Một đơn vị tư vấn truyền thông ở khu vực Đông Nam Á vừa công bố báo cáo “Những xu hướng mới định hình ngành công nghiệp hàng xa xỉ tại khu vực Đông Nam Á”, xác định 4 nguyên tắc mới của ngành hàng xa xỉ: Sự tôn vinh bản ngã, Kế thừa nền di sản, Theo đuổi sự hoàn thiện và Tận hưởng niềm hạnh phúc.

Sự tôn vinh bản ngã

Người tiêu dùng ngày càng phát triển nhận thức rõ hơn về bản thân và điều này đi kèm với mong muốn tăng lên trong việc bộc lộ cá tính và mục tiêu của riêng họ. Họ không ngừng khám phá và thử nghiệm các sản phẩm mới nhằm tìm về bản ngã và không ngần ngại chia sẻ với thế giới.

Báo cáo đưa ra những xu hướng mới định hình ngành công nghiệp hàng xa xỉ tại Đông Nam Á: Tầng lớp giàu có ở Đông Nam Á chi tiền mua hàng xa xỉ vì điều gì?- Ảnh 1.

Kế thừa nền di sản

Dù đang gìn giữ các giá trị và văn hóa truyền thống, kết nối với những cá nhân cùng sở thích, hay ủng hộ các mục tiêu vì xã hội, người tiêu dùng xa xỉ phẩm ở Đông Nam Á mong muốn tạo dấu ấn riêng. Họ tìm kiếm những trải nghiệm vừa gợi lên sự quen thuộc vừa có sự tươi mới. Họ không xem sự xa xỉ là niềm đam mê cá nhân nhất thời mà còn là minh chứng cho một nền di sản đầy phong phú và bền bỉ.

Báo cáo đưa ra những xu hướng mới định hình ngành công nghiệp hàng xa xỉ tại Đông Nam Á: Tầng lớp giàu có ở Đông Nam Á chi tiền mua hàng xa xỉ vì điều gì?- Ảnh 2.

Theo đuổi sự hoàn thiện

Tầng lớp giàu có ở Đông Nam Á đặc biệt chú trọng về trách nhiệm, chất lượng và khả năng sử dụng mà các sản phẩm mà sự xa xỉ mang lại. Điều này đã dẫn đến việc chi tiêu có chủ ý hơn, trả tiền cho những sản phẩm có chất lượng tốt hơn để có thể sử dụng lâu dài thay vì những niềm đam mê thoáng qua.

Báo cáo đưa ra những xu hướng mới định hình ngành công nghiệp hàng xa xỉ tại Đông Nam Á: Tầng lớp giàu có ở Đông Nam Á chi tiền mua hàng xa xỉ vì điều gì?- Ảnh 3.

Tận hưởng niềm hạnh phúc

Khi người tiêu dùng Đông Nam Á trở nên giàu có và có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, họ dấn thân vào những hành trình nuôi dưỡng tâm hồn. Dù là thông qua những trải nghiệm ẩm thực hay những chuyến phiêu lưu đến nơi xa xôi trên khắp thế giới, sự xa xỉ là lựa chọn lối sống tự thưởng, đón nhận những trải nghiệm mới lạ và tôn vinh những thú vui tinh tế nhất.

Báo cáo đưa ra những xu hướng mới định hình ngành công nghiệp hàng xa xỉ tại Đông Nam Á: Tầng lớp giàu có ở Đông Nam Á chi tiền mua hàng xa xỉ vì điều gì?- Ảnh 4.

Những chuẩn mực mới này đang thúc đẩy sự tăng trưởng trong thị trường hàng hóa xa xỉ, đặc biệt là khi doanh thu trong khu vực dự kiến đạt đến 16 tỷ USD. Người tiêu dùng đang tập trung vào những sản phẩm không chỉ có giá trị cao về hình thức, mà còn tìm kiếm những trải nghiệm ý nghĩa, tính bền vững và sự phù hợp về giá trị tinh thần từ các sản phẩm mà họ mua cũng như các thương hiệu mà họ lựa chọn để ủng hộ.

Để đáp ứng nhu cầu và sở thích thay đổi của người tiêu dùng, các thương hiệu xa xỉ cần phải giữ gìn được tính nguyên bản của sản phẩm và sẵn sàng đổi mới trong cách tiếp cận.

“Không còn chỉ là khu vực sản xuất; Đông Nam Á giờ đây đã phát triển để trở thành một thị trường tiêu dùng quan trọng, đặc biệt là hàng hóa và dịch vụ xa xỉ. Điều này phản ánh sự sung túc và nhu cầu ngày càng cao về sự tinh tế trong tiêu dùng.

Các nhà sáng tạo nội dung đã khơi dậy những thay đổi trong lối sống, truyền cảm hứng cho người dùng để đón nhận cuộc sống sang trọng và đầy khát vọng. Vì vậy, điều cần thiết là các thương hiệu phải thúc đẩy quan hệ đối tác với những người có ảnh hưởng đến phong cách sống và tạo ra xu hướng, có thể truyền tải hiệu quả tính hấp dẫn của sự sang trọng và định hình nhận thức của người tiêu dùng,” Chinchote Sukonthotok, một Giám đốc truyền thông cho biết.

Thị trường xa xỉ ở Đông Nam Á đã sẵn sàng cho sự tăng trưởng và đón nhận những đổi mới. Các thương hiệu đã và đang thích ứng với sự thay đổi về sở thích và hành vi của người tiêu dùng sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn trong khu vực.

Nguồn: Cafebiz.vn