Nhìn chú tôi 50 tuổi chọn cách sống khép kín, tôi hiểu ra: Kẻ trí thực sự là người biết đặt các mối quan hệ xã giao ở mức ĐỦ!

Cái gọi là “bị xã hội đào thải” chẳng qua là “giảm bớt các tương tác xã hội”

01

“Chú tôi mới 50 tuổi đã bị xã hội đào thải”, trước khi đọc chia sẻ này, tôi nghĩ rằng người chú trong câu chuyện là người không có việc làm, không có tiền tiết kiệm, ngày nào cũng ở nhà, sống cuộc sống lười biếng, dậm chân tại chỗ.

Tuy nhiên, cái gọi là “bị xã hội đào thải” chẳng qua là “giảm bớt các tương tác xã hội”:

“Chú tôi rất ít bạn bè, cũng không chủ động chơi với người khác. Chú ấy thường không đi đâu ngoại trừ khi đi làm, đi làm về sẽ ở nhà nghỉ ngơi.”

“Chú tôi không bao giờ đăng gì lên mạng xã hội. Chú ấy là một người rất kín đáo. Dù vui đến đâu, chú ấy cũng không hay chia sẻ hay khoe khoang. Khi ai đó đăng gì đó lên mạng xã hội, chú ấy sẽ chỉ nhìn, thỉnh thoảng thích hoặc bình luận.”

“Chú ấy không bao giờ đến họp lớp. Chú cảm thấy những buổi họp mặt như vậy là để so sánh, khoe khoang, tâng bốc và lấy lòng những người có quyền lực. Chú không thích những dịp như vậy. Khi đồng nghiệp rủ đi ăn uống, nếu có thể từ chối, chú ấy sẽ từ chối.”

“Chú ấy đi làm đúng giờ mỗi ngày và cũng tan làm đúng giờ. Chú ấy không nịnh nọt sếp. Chỉ làm hết phần việc của bản thân, không tham gia vào những đấu đá, bè phái, không tranh giành, phương châm là thuận theo tự nhiên.”

“Chú ấy thích ở một mình và làm tốt công việc của mình. Chú ấy ít tham gia vào những buổi nói chuyện phiếm và hiếm khi nhận xét về người khác. Khi về đến nhà, chú ấy nằm trên ghế sofa xem phim truyền hình hoặc lướt tiktok.”

“Khi về quê, chú cũng ít khi ra ngoài, gặp hàng xóm trong làng cũng chỉ chào hỏi xã giao.”

Đọc xong những chia sẻ này, không ít người vào bình luận: Đây chẳng phải là cuộc sống lý tưởng sao?

Cũng có những cư dân mạng trẻ hơn chia sẻ rằng họ 25 tuổi và cũng có cuộc sống tương tự.

Bạn cảm thấy rằng người chú trong chia sẻ bị xã hội loại bỏ, những chỉ có ông trời và anh ấy mới biết rằng mình thích thú với khoảng thời gian ở một mình này đến mức nào.

Trên thực tế, người chú không bị loại xã hội loại bỏ, chỉ đơn giản là anh ấy chủ động từ bỏ các kết nối xã hội kém hiệu quả.

"Chú ruột tôi 50 tuổi bị xã hội đào thải": kẻ trí thực sự là người biết đặt các mối quan hệ xã giao của mình ở mức "đủ"- Ảnh 1.

02

Cuốn sách có tên “Ngưng những kết nối kém hiệu quả” (tạm dịch) nói:

“Bạn thường xuyên bận rộn giao tiếp và đối phó khắp mọi nơi. Bạn chạy khắp nơi để tạo tiếng cười cho người khác và hy sinh bản thân để được người khác công nhận. Có vẻ như cuộc sống của bạn không phải là của bạn. Trên thực tế, bạn hoàn toàn không phải là giao tiếp xã hội mà là đang lãng phí thời gian.”

Những kết nối xã hội không hiệu quả không chỉ tiêu tốn thời gian mà còn làm mất rất nhiều năng lượng.

Không biết bạn có cảm giác này không:

Sau một bữa tiệc, khi trở về, bạn chỉ muốn gục xuống ghế sofa và bất động;

Trò chuyện hàng giờ với một số người bạn mới trong bữa tiệc rượu, khi về đến nhà, một câu cũng không buồn nói;

Đến thăm họ hàng trong những ngày nghỉ lễ, và sau khi giải quyết mọi lời hỏi thăm từ họ hàng, bạn cảm thấy cơ thể mình như kiệt sức.

Nếu bạn đang trải qua những cảm giác này, rất có thể bạn đang quá lạm dụng việc giao tiếp xã hội và nó đang dần tiêu hao năng lượng của bạn.

Tác gia người Mỹ Patrick King trong một tác phẩm của mình đã đề cập đến khái niệm “pin xã hội”, ám chỉ lượng năng lượng xã hội mà chúng ta có tại bất kỳ thời điểm nào.

Anh ấy tin rằng mỗi người chúng ta đều có một cục pin xã hội, và nó sẽ cạn kiệt vào một lúc nào đó.

Mọi cuộc trò chuyện và mọi biểu hiện chúng ta thực hiện đều tiêu tốn pin của chính chúng ta. Và người hướng nội có xu hướng có thời lượng pin ngắn hơn người hướng ngoại.

Khi hết pin, họ cảm thấy rất mệt mỏi.

Vì vậy, khi chúng ta thấy một số người hướng nội ít nói, thiếu giao tiếp bằng mắt khiến mọi người cảm thấy lạnh lùng và khó gần thì rất có thể pin xã hội của họ đã cạn kiệt và cần được sạc lại. Và cách họ nạp lại năng lượng thường là ở một mình.

“Người chú” trong chia sẻ ở đầu bài viết là người như vậy, nhưng vì không thích cảm giác mệt mỏi cạn kiệt năng lượng nên anh ấy đã sớm từ bỏ những tương tác xã hội kém chất lượng, kém hiệu quả.

Có người từng nói: “Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi với việc duy trì các mối quan hệ giữa các cá nhân đến mức bạn cảm thấy không còn là chính mình nữa, vậy thì bạn nên nhìn lại các mối quan hệ mà mình đang sở hữu.”

Tôi đồng ý sâu sắc với điều này. Đừng bao giờ dành toàn bộ sức lực của mình cho một mối quan hệ nào đó, một người nào đó mà bỏ qua cảm xúc của chính mình.

"Chú ruột tôi 50 tuổi bị xã hội đào thải": kẻ trí thực sự là người biết đặt các mối quan hệ xã giao của mình ở mức "đủ"- Ảnh 2.

03

Trong hai năm qua, có một thuật ngữ được gọi là “giảm tương tác xã hội”, thuật ngữ này ám chỉ việc mọi người bắt đầu tránh né và giảm bớt một số mối quan hệ xã hội trong cuộc sống của họ, đôi khi như một sự lựa chọn tích cực.

Nói cách khác, ngày càng có nhiều người bắt đầu lựa chọn những mối quan hệ đơn giản và có thể làm chủ được hơn.

Thuật ngữ “mối quan hệ đối tác” nằm trong danh sách tìm kiếm phổ biến cách đây không lâu nói về mối quan hệ kiểu này.

Đây là một hình thức giao tiếp mới trong giới trẻ, những mối quan hệ này mang tính tạm thời và hời hợt hơn mối quan hệ giữa những người bạn bình thường và thường xuyên hơn mối quan hệ giữa các đồng nghiệp. Nó tập trung vào sự đồng hành chính xác theo từng khía cạnh.

Ví dụ, “đối tác ăn uống” phổ biến nhất tập trung vào việc ăn uống cùng nhau, nhấn mạnh vào sở thích ăn uống giống nhau. Bạn không cần phải lo lắng về việc phải suy nghĩ mình sẽ ăn gì hàng ngày và tiền cho các bữa ăn sẽ luôn được chia đều.

“Đối tác du lịch” là hai người có chung sở thích về điểm đến du lịch, quan niệm tiêu dùng giống nhau, sức mạnh thể chất ngang nhau.

“Đối tác thể thao” là những người yêu thích thể thao, hoạt động trong cùng lĩnh vực và có mục tiêu nhất định về hình thể của mình.

Ngoài ra còn có “đối tác chụp ảnh”, “đối tác nghiên cứu”, “đối tác theo đuổi ngôi sao”, “đối tác trò chơi”, v.v. Điểm nhấn là ngoài việc cùng nhau làm những việc cùng sở thích, về cơ bản là không liên lạc vào những thời điểm khác.

Dong Chenyu, một thành viên tại Quốc hội Trung Quốc, tin rằng phần lớn nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của những mối quan hệ có hình thức như vậy là do con người bị choáng ngợp bởi nhiều áp lực khác nhau trong xã hội, từ đó có như cầu phải giảm chi phí xã hội và nâng cao hiệu quả giao tiếp, trong khi đó, hình thức kết giao theo kiểu đối tác này cải thiện đáng kể hiệu quả này.

Giá trị cảm xúc mà ban đầu cần có được trong một mối quan hệ thân thiết lâu dài giờ đây có thể đạt được bằng cách ít phải đầu tư này.

"Chú ruột tôi 50 tuổi bị xã hội đào thải": kẻ trí thực sự là người biết đặt các mối quan hệ xã giao của mình ở mức "đủ"- Ảnh 3.

04

Người thực sự hiểu biết đều là người giao tiếp có chọn lọc.

Bởi lẽ họ biết rất rõ rằng những mối liên hệ không được tìm thấy ở người khác mà ẩn giấu trong chính họ.

Có người từng chia sẻ:

Mạng lưới kết giao xã hội là một sự lãng phí thời gian. Khi bạn tạo ra những thứ thú vị mà mọi người muốn, thể hiện và rèn luyện các kỹ năng của mình, những người phù hợp sau cùng sẽ tự tìm thấy bạn.

Quả thực, nếu bạn chẳng là ai cả, việc biết đến Steve Jobs cũng sẽ không giúp ích được gì nhiều cho bạn.

Điều bạn thực sự phải làm là cố gắng xây dựng một cái gì đó để Steve Jobs tìm thấy bạn.

Khi bạn đạt được điều gì đó, giá trị và khả năng của bạn sẽ thu hút những người muốn kết nối với bạn.

Các kết nối được thiết lập vào thời điểm này rất có giá trị.

Ngược lại, nếu bạn chỉ biết bám lấy người khác và muốn tham gia vào vòng kết nối của người khác, cho dù có vào được, có lẽ bạn cũng không thể trụ lại thật lâu.

Chỉ khi trở thành phiên bản mà bạn muốn trở thành, người phù hợp với bạn, tự nhiên sẽ xuất hiện.

Nguồn: Cafebiz.vn