Không phải lúc nào việc ăn nhiều hoa quả mỗi ngày cũng là điều tốt cho sức khỏe.
Theo bác sĩ dinh dưỡng Đài Loan (Trung Quốc) nổi tiếng Liu Boren chia sẻ, thời gian gần đây đã tiếp nhận trường hợp một nhân viên ngân hàng khoảng 40 tuổi, vì để duy trì sức khoẻ mà đã ăn 9 phần trái cây, rau quả mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ vì một sai lầm mà bà đã phải nhập viện vì nhồi máu cơ tim và phải phẫu thuật đặt stent mạch máu để cứu sống.
Bác sĩ Liu Boren cho biết, hàm lượng chất béo trung tính của người phụ nữ này đã ở mức 500-600mg/Dl trong nhiều năm, cao hơn nhiều so với giá trị bình thường là 150mg/Dl, nhưng cô chưa bao giờ để ý đến. Cho đến khi bệnh xơ cứng động mạch cũng như những vấn đề về tim mạch “bùng phát”, bà mới bắt đầu lưu ý tới những thói quen sinh hoạt và ăn uống thường ngày.
Sai lầm từ đâu?
Bệnh nhân phát hiện, trong 9 phần rau củ và trái cây ăn hàng ngày của mình, chủ yếu đều là trái cây và rất ít rau. Tuy nhiên, trái cây rất giàu fructose. Nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng chất béo trung tính và gây ra bệnh tim mạch. Các bác sĩ suy đoán, rằng đây có thể là nguyên nhân gây ra bệnh nhồi máu cơ tim của người phụ nữ.
Tiến sĩ Liu Boren nhấn mạnh, việc ăn nhiều rau củ, trái cây là điều tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nên duy trì việc ăn nhiều rau hơn trái cây và điều chỉnh khẩu phần ăn mỗi ngày là điều rất quan trọng. Lượng rau có thể càng nhiều càng tốt nhưng lượng trái cây nên hạn chế ở mức 2 nắm tay mỗi ngày.
Lạm dụng nước ép trái cây cũng có thể gây hại cho sức khoẻ
Đã có trường hợp một chủ cửa hàng từng uống 2 cốc nước ép dưa hấp mỗi ngày để bổ sung vitamin nhưng cuối cùng ông lại mắc tiểu đường, thận tổng thương vì hấp thụ lượng lớn fructose trong thời gian dài. Ông không hề nhận ra điều bất thường cho đến khi xuất hiện các triệu chứng phù nề trong cơ thể và buộc phải chạy thận.
Với các bác sĩ, việc sử dụng quá nhiều nước ép trái cây có thể gây rắc rối cho sức khoẻ. Bởi để làm ra một cốc nước ép cần rất nhiều trái cây, đồng thời trong quá trình ép đã phá huỷ rất nhiều chất xơ, dễ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, từ đó dẫn tới béo phì, thậm chí là gan nhiễm mỡ.
Nói cách khác, tốt nhất nên ăn trái cây nguyên chất thay vì sử dụng nước ép trái cây. Đồng thời khi chọn các loại trái cây cũng nên ưu tiên những loại có chỉ số đường huyết trong thực phẩm thấp như táo, ổi, lê, bưởi, kiwi, dâu tây, cà chua bi… Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, gan nhiễm mỡ… tốt nhất nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều chỉnh lượng ăn phù hợp.
Nguồn: edh,tw
Nguồn: Cafebiz.vn