Mỗi con đường đều có những lợi ích và thách thức riêng. Tuổi trẻ nên sống hết mình, sẵn sàng trải nghiệm nhưng đừng quên trang bị cho mình những kiến thức quản lý tài chính cá nhân, đặc biệt là lựa chọn các sản phẩm tiết kiệm ưu việt, thông minh để tránh rủi ro trong tương lai.
Sống cho niềm vui hiện tại, tận hưởng thành quả lao động của bản thân hay tiết kiệm tích lũy đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, và việc tìm ra một sự cân bằng giữa chúng có thể giúp tối ưu hóa cuộc sống cũng như tài chính cá nhân.
Sống cho hiện tại hay tích lũy cho tương lai?
Việc tận hưởng cuộc sống hiện tại, chi tiêu cho những trải nghiệm, dịch vụ và sản phẩm ngắn hạn đem lại nhiều lợi ích như giảm stress, tăng động lực làm việc và nâng cao chất lượng cuộc sống. Những chuyến du lịch, các hoạt động vui chơi giải trí giúp tạo ra những khoảnh khắc đáng nhớ, đồng thời trải nghiệm những điều mới mẻ, thú vị giúp cuộc sống thêm phong phú và đa dạng.
Tuy nhiên, việc tiêu pha hết mình cho trải nghiệm mà không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ sẽ dễ dẫn đến tình trạng tài chính không ổn định, khiến chúng ta rơi vào ác mộng “chưa hết tháng đã hết tiền”, hay “đầu tháng du lịch, cuối tháng mì tôm”. Việc thiếu sự chuẩn bị tài chính cho tương lai cũng là một vấn đề lớn khiến tâm lý luôn trong trạng thái lo lắng, đặc biệt không thể chi trả cho những tình huống phát sinh như bệnh tật, thất nghiệp,…
Ngược lại, việc tích lũy tài sản và đầu tư cho tương lai đem lại nhiều lợi ích như tạo nền tảng tài chính vững chắc và đảm bảo an toàn tài chính cho các giai đoạn khác nhau của cuộc đời, phục vụ những mục tiêu dài hạn như bảo hiểm, mua nhà, lập gia đình,… Tiết kiệm còn giúp dự phòng trong những tình huống không mong muốn như bệnh tật, tai nạn hoặc mất việc. Tuy nhiên, hạn chế của việc tiết kiệm tích lũy là có thể bỏ lỡ những trải nghiệm quý giá trong cuộc sống hiện tại và đòi hỏi sự kiên nhẫn và kỷ luật trong quản lý tài chính.
Làm sao để cân bằng giữa niềm vui nhất thời và lợi ích dài hạn?
Làm sao để có những trải nghiệm quý giá mà không phải “khóc thét” khi cuối tháng cạn lương? Làm sao để tận hưởng hiện tại mà không lo lắng quá nhiều trong tương lai? Câu trả lời rất đơn giản: bạn cần lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân thông minh, ngay từ lúc này, và tuân theo một số nguyên tắc cơ bản.
Đặt mục tiêu tài chính rõ ràng
Đầu tiên, bạn cần đặt mục tiêu tài chính rõ ràng, xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn có thể bao gồm việc tiết kiệm cho một chuyến du lịch, mua sắm thiết bị mới, hoặc tham gia khóa học kỹ năng, trong khi mục tiêu dài hạn nên bao gồm việc tích lũy tài sản, đầu tư cho tương lai, và chuẩn bị cho những giai đoạn quan trọng của cuộc sống như mua nhà, lập gia đình và hưu trí.
Phân chia thu nhập hợp lý
Tiếp theo, cần phân chia thu nhập hợp lý, đảm bảo chi tiêu và tiết kiệm đều được phân bổ một cách cân đối. Bạn có thể áp dụng quy tắc 50/30/20, trong đó 50% thu nhập dành cho chi phí sinh hoạt cơ bản, 30% cho sở thích, đầu tư cho bản thân, mong muốn cá nhân và 20% cho tiết kiệm. Điều chỉnh tỷ lệ này theo hoàn cảnh và mục tiêu cá nhân là cần thiết. Ví dụ, nếu bạn đang tiết kiệm cho một mục tiêu lớn, bạn có thể giảm chi tiêu giải trí và tăng tỷ lệ tiết kiệm.
Sử dụng công cụ tiết kiệm thông minh
Để quản lý và theo dõi tiết kiệm một cách hiệu quả, giới trẻ nên sử dụng các công cụ tài chính thông minh, ví dụ như sản phẩm Gửi tiết kiệm của CIMB Bank được tích hợp trên nền tảng ứng dụng Zalopay. Đây là giải pháp tiết kiệm có lãi suất hấp dẫn lên đến 6.1%/năm đối với gói kỳ hạn 12 tháng, giúp tối ưu khoản tiết kiệm của bạn. Nếu bạn gửi tiết kiệm 5 triệu đồng với kỳ hạn một năm – thì đến khi đáo hạn, bạn sẽ nhận được tiền lãi lên đến 300 ngàn đồng. Chỉ cần kiên nhẫn và tích lũy đều đặn, bạn sẽ có một khoản tiền lớn để sử dụng cho những mục tiêu dài hạn, cũng như có thể dư một khoản “tự thưởng” cho những nhu cầu trải nghiệm ngắn hạn.
Sản phẩm được cung cấp bởi Ngân hàng CIMB Việt Nam, thuộc Tập đoàn CIMB – ngân hàng hàng đầu Đông Nam Á, đảm bảo an toàn và uy tín. Người dùng thực hiện giao dịch và kiểm tra thông tin tài khoản mọi lúc, mọi nơi trên ứng dụng Zalopay rất đơn giản và dễ sử dụng, phù hợp với người trẻ năng động. Kỳ hạn linh hoạt bao gồm 1, 3, 6, 9 và 12 tháng, rất phù hợp với nhu cầu tài chính ngắn và dài hạn của người trẻ.
Ai cũng xứng đáng tận hưởng thành quả lao động, tuy nhiên, người trẻ hãy liên tục học hỏi và trang bị những kiến thức quản lý tài chính cơ bản để tránh rủi ro tương lai. Đừng quên tận dụng lợi thế của các công cụ tài chính an toàn như Gửi tiết kiệm, hợp tác bởi CIMB Bank và nền tảng thanh toán Zalopay, để đón đầu xu hướng công nghệ, giúp bạn vừa tận hưởng cuộc sống, vừa đảm bảo tài chính lâu dài. Hãy bắt đầu thói quen tiết kiệm ngay hôm nay để chuẩn bị cho một tương lai tài chính vững chắc và ổn định.
Nguồn: Cafebiz.vn