Con làm phép tính ‘3600 : 9 = 400’ bị gạch đỏ, bố tưởng cô giáo chấm sai nên bức xúc tìm đến lớp để chất vấn và cái kết bất ngờ

Vị phụ huynh bức xúc khi vì nghĩ rằng cô giáo chấm điểm sai cho con trai mình.

Ngày nay, ở bậc tiểu học, bên cạnh các bài tính toán thông thường, có nhiều bài toán mà yêu cầu học sinh phải tư duy logic để luận giải vấn đề, áp dụng bài học thực tế vào cuộc sống.

Anh Tôn, một phụ huynh có con đang học tiểu học ở Trung Quốc đã chia sẻ câu chuyện về bài toán của con trai mình. Một ngày nọ, anh Tôn khi đang kiểm tra bài thi của con trai mình thì phát hiện có một bài toán, dù con trai mình đã tính đúng nhưng lại bị giáo viên gạch đỏ và trừ điểm. Khi anh đọc đề thì thấy bài toán đó lại là một phép chia rất đơn giản “3600 : 9”, tin rằng ai cũng có thể rất nhanh chóng nhận được đáp án là “400”.

Đề bài toán đưa ra là: “Chủ cửa hàng nhạc cụ tốn 3.600 NDT nhập 9 cây đàn. Vậy giá bán mỗi cây đàn bao nhiêu là hợp lý? 

A. 498 NDT/cây 

B. 400 cây/NDT 

C. 498 cây/NDT 

D. 400 NDT/cây”.

Con làm phép tính ‘3600 : 9 = 400’ bị gạch đỏ, bố tưởng cô giáo chấm sai nên bức xúc tìm đến lớp để chất vấn và cái kết bất ngờ- Ảnh 1.

Con trai của anh Tôn chọn đáp án 400 NDT/cây nhưng bị giáo viên gạch sai, cậu bé lấy 3600 : 9=400. Anh Tôn cho biết, anh cũng là người có bằng cấp, đối với những bài toán đơn giản như vậy, anh ấy rất tự tin. Vì vậy, ngay hôm sau, anh ấy mang bài thi của con trai đến trường để hỏi giáo viên tại sao lại chấm bài của con mình như vậy. Không ngờ sau khi nghe giải thích của cô giáo, anh Tôn lại cảm thấy xấu hổ vì hành động của mình.

Giáo viên giải thích với anh Tôn rằng: “Phép tính 3600 : 9 = 400 cũng không sai, nhưng phụ huynh nên đọc kỹ câu hỏi, câu hỏi là về giá bán. 3600 NDT là giá nhập, 400 NDT cũng là giá nhập của một cây đàn. Chúng ta biết rằng, bán hàng không thể bán cho khách với giá nhập, cần phải bán với giá cao hơn giá nhập mới lãi, vì vậy, chọn đáp án 498 NDT/cây mới là đáp án đúng”.

Con làm phép tính ‘3600 : 9 = 400’ bị gạch đỏ, bố tưởng cô giáo chấm sai nên bức xúc tìm đến lớp để chất vấn và cái kết bất ngờ- Ảnh 2.

Trước sự giải thích thuyết phục của cô giáo, anh Tôn đã cảm thấy hoàn toàn hợp lý. Anh Tôn và con trai đã không đọc kỹ yêu cầu của bài toán. Sau đó, anh cũng xin lỗi giáo viên vì đã nghĩ giáo viên chấm sai cho con trai.

Đây là một câu hỏi tính toán không chỉ kiểm tra khả năng tính toán của trẻ mà còn rèn luyện khả năng tư duy của học sinh. Nếu không quan sát và đọc kỹ câu hỏi có thể gây ra những hiểu lầm nhất định, dẫn đến làm sai. 

Theo Toutiao

Nguồn: Cafebiz.vn