Cả đời nuôi 4 người con ăn học, đến năm 70 tuổi vẫn có 15 cây vàng dưỡng già: Nhìn gia tài của mẹ, tôi mới thấm thía sự chắt chiu của thế hệ trước

Có lẽ chẳng điều gì đáng nể hơn một người phụ nữ vừa nuôi 4 người con, vừa tích góp từng đồng dự phòng cho tuổi già của chính mình.

Cả đời nuôi 4 người con ăn học, đến năm 70 tuổi vẫn có 15 cây vàng dưỡng già: Nhìn gia tài của mẹ, tôi mới thấm thía sự chắt chiu của thế hệ trước- Ảnh 1.

Mùa hè này, tôi đưa con về nhà hơn một tháng. Sau khi quan sát kỹ thói quen sinh hoạt của mẹ, tôi chợt hiểu ra tại sao ở độ tuổi 70, mẹ lại có tới 15 cây vàng phòng thân, dù bà phải một thân một mình nuôi tới 4 người con, vì bố tôi qua đời sớm.

Hiện tại, tôi mới chỉ có 1 đứa con, mà đã không ít khi cảm thấy nặng nề dưới áp lực cơm áo, gạo tiền. Thành thật mà nói, tôi không thể không ngưỡng mộ khả năng chịu thương chịu khó và tinh thần tiết kiệm của thế hệ đi trước.

Bao năm tuổi trẻ, tôi cứ lao ra ngoài, học hết người này tới người khác, mà không nhận ra người thầy đáng tin và đáng học hỏi nhất lại chính là mẹ mình, từ cách nuôi con tới cách quản lý tài chính để không trở thành gánh nặng cho con cháu khi về già.

Cả đời nuôi 4 người con ăn học, đến năm 70 tuổi vẫn có 15 cây vàng dưỡng già: Nhìn gia tài của mẹ, tôi mới thấm thía sự chắt chiu của thế hệ trước- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Mẹ tôi luôn miệng bảo “chúng mày sướng quá nên chẳng tiết kiệm được đấy”. Cũng có thể đúng là thế thật, vì dù thu nhập của tôi cao gấp 5-7 lần thu nhập của mẹ thời trước, nhưng đến giờ, tôi vẫn bấp bênh. Còn mẹ thì khác. Cả đời bà luôn tuân thủ 4 quy tắc này, nên tiền bạc dù không dư dả nhưng cũng chưa bao giờ là thứ khiến bà chênh vênh, lao đao.

1 – Nhận thức rõ những ưu tiên khi chi tiền

Thế hệ lớn tuổi biết rất rõ rằng nhiều ham muốn trong cuộc sống chỉ là những rung động nhất thời, và điều thực sự mang lại hạnh phúc lâu dài thường là những thành tựu, tích lũy đạt được nhờ nỗ lực không ngừng nghỉ và lòng kiên nhẫn.

Mẹ tôi cũng thế. Bà học cách giữ bình tĩnh trước cám dỗ mua sắm, và luôn nói không với những thú vui nhất thời, để bảo toàn ví tiền của mình.

“Ngày xưa một bộ áo dài có thể bằng tiền học của 3 đứa cộng lại” – Mẹ tôi kể.

Bà thậm chí chẳng muộn phiền vì chẳng có nổi 1 bộ áo dài khi bản thân còn trẻ trung, xuân sắc. Bà thấy vui vì đã tiết kiệm và để dành được tiền lo cho các con ăn học.

2 – Tôn thờ  “hiệu ứng lãi suất kép” để tăng của cải

Mẹ tôi kể bà có một khoản tiết kiệm đã gửi 30 năm ở ngân hàng mà chưa rút ra. Khoản tiền lời tính đến nay cũng đã tăng gần 20 lần. Cứ đến ngày đáo hạn khoản tiết kiệm ấy, bà lại dồn cả gốc lẫn lại và gửi thành một khoản mới, liên tục như vậy trong 30 năm, từ năm mẹ tôi 40 tuổi đến tận lúc 70.

Cả đời nuôi 4 người con ăn học, đến năm 70 tuổi vẫn có 15 cây vàng dưỡng già: Nhìn gia tài của mẹ, tôi mới thấm thía sự chắt chiu của thế hệ trước- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Có lẽ, chẳng ai thấm thía câu nói “lãi kép là kỳ quan của nhân loại” hơn mẹ tôi, đơn giản vì bà có đủ kiên nhẫn để gửi tiền tiết kiệm trong 30 năm liên tục. Đến giờ, khoản tiền lãi hàng tháng cũng đủ để bà lo tiền ăn uống, sinh hoạt cho bản thân.

3 – Không lãng phí dù chỉ một giọt nước

Nước rửa rau dùng để xả bồn cầu, nước vo gạo dùng để tưới cây, nước gội đầu dùng để cọ sàn nhà tắm,… đó chỉ là một vài thói quen nhỏ mà tôi quan sát được khi muốn học hỏi cách tiết kiệm tiền của mẹ. Bà tiết kiệm từ những thứ nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày, một giọt nước cũng không lãng phí.

Chưa kể, trước khi ra ngoài, bà đều luôn rút hết phích cắm, tắt sạch các loại công tắc. Món đồ duy nhất còn chạy, còn tốn tiện khi mẹ tôi ra ngoài chính là chiếc tủ lạnh.

Những thói quen nhỏ này đã được bà duy trì cả cuộc đời. Đến tận giờ, tiền điện hàng tháng của mẹ chỉ hết khoảng vài chục tệ nếu không có con cháu về chơi.

Cả đời nuôi 4 người con ăn học, đến năm 70 tuổi vẫn có 15 cây vàng dưỡng già: Nhìn gia tài của mẹ, tôi mới thấm thía sự chắt chiu của thế hệ trước- Ảnh 4.

Ảnh minh họa

“Đến tiền điện, tiền nước còn không tiết kiệm được thì làm sao mà tiết kiệm được tiền mua nhà, tậu xe hay tiền dưỡng già?” – Câu hỏi của mẹ cứ khiến tôi suy nghĩ mãi. Phải chăng mình chưa tiết kiệm được vì còn đang lãng phí quá nhiều những thứ nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày?

4 – Đồ dưỡng da của mẹ không có gì ngoài một tuýp mỡ trăn

Mẹ tôi không bao giờ dùng sữa rửa mặt, chứ đừng nói tới những sản phẩm “xa xỉ” khác như kem chống nắng hay serum chống lão hóa, kem đặc trị làm mờ vết nhăn. Suốt 70 năm cuộc đời, sản phẩm dưỡng da duy nhất của mẹ tôi chỉ là một tuýp mỡ trăn, bà chỉ dùng vào mùa đông, khi thời tiết quá lạnh khiến da khô, nứt nẻ.

Còn mùa hè, mẹ tôi chỉ rửa mặt bằng nước lã.

“Bôi lắm mà làm gì, đến lúc già da cũng vẫn nhăn. Chẳng tội gì phải tốn tiền để chống lại quy luật tự nhiên” là quan điểm của mẹ tôi.

Vậy đấy! Mẹ tôi đã sống một cuộc đời tối giản đến mức thế hệ sau như tôi không thể nào tưởng tượng nổi. Một tháng về quê ở với mẹ, chăm sóc và tâm sự cùng mẹ, tôi mới nhận ra mình chỉ cần học được một nửa những thói quen tiết kiệm, tích góp của mẹ thôi, chắc cũng tốt lắm rồi!

Theo Toutiao

Nguồn: Cafebiz.vn