Tôi là một cô gái đã tự thân mua được nhà trước tuổi 30. Tôi hy vọng bạn cũng sớm sở hữu được căn hộ cho riêng mình.
*Bài viết là câu chuyện được chia sẻ trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc):
Với những người trẻ đi làm được vài năm, mua nhà gần như trở thành mục tiêu mà hết hết mọi người đều muốn chạm đến. Tuy nhiên, giá cả bất động sản đắt đỏ khiến nhiều người từ bỏ ước mơ này, thậm chí sẵn sàng thuê nhà cả đời.
Tôi hiểu cảm giác của họ, bởi tôi cũng từng hoang mang trên hành trình sự nghiệp và muốn bỏ ngang mục tiêu mua nhà. May mắn là tôi vẫn kiên trì trên con đường của mình. Đầu tháng 6 vừa qua, tôi đã hoàn thành các thủ tục mua bán nhà. Khi nghĩ đến khoảnh khắc được dọn vào nhà mới, tôi không khỏi thấy vui mừng và tự hào.
Tôi đã dùng dụm tiền mua nhà từ sau khi tốt nghiệp. Đó là một hành trình dài mà tôi không chỉ cần nỗ lực theo đuổi sự nghiệp mà còn là cách quản lý tài chính cá nhân.
1. Làm rõ ưu tiên tiêu dùng trong cuộc sống
Nhắc đến các ưu tiên tiêu dùng trong cuộc sống, tôi sắp xếp chúng theo thứ tự như sau: Thực phẩm > Nhà cửa > Phương tiện đi lại > Quần áo.
Cách chia theo nguyên tắc khoản nào phụ chi trước, theo thứ tự là: Từ thiện – Hưởng thụ – Bảo hiểm – Giáo dục – Đầu tư – Thiết yếu. Tỷ lệ phân chia sẽ phụ thuộc vào từng thời điểm cho thật phù hợp.
Chẳng hạn, nếu tôi kiếm được dưới 5.000 tệ (~17 triệu đồng), tôi chỉ có một ưu tiên duy nhất là mua thực phẩm. Dù có để dành được bao nhiêu tiền tiết kiệm thì bạn cũng không thể cứu được sức khỏe của mình. Do đó, tôi không bao giờ đối xử tệ với bản thân khi nói đến đồ ăn. Khi đi mua hàng, tôi sẽ lựa chọn mua thức ăn ở hàng quán tiêu chuẩn, đồng thời mua thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ chất dinh dưỡng.
Nếu kiếm được 5.000 – 10.000 tệ (~ 17-35 triệu đồng), tôi có 2 ưu tiên trong mua sắm là thực phẩm và nhà ở. Khi đó, bên cạnh chi tiền mua thực phẩm giá trị, tôi có thể bắt đầu tìm kiếm căn nhà có điều kiện sống tiện nghi và ở gần nơi làm việc.
Nếu kiếm được 10.000 – 30.000 tệ (~ 35 – 105 triệu đồng), tôi mở rộng 3 ưu tiên trong mua sắm là thực phẩm, nhà ở và đi lại. Lúc này, tôi có thể thường xuyên bắt những chuyến xe về nhà, tăng thời gian nghỉ phép hàng năm sau giờ làm việc. Nếu thu nhập của tôi vượt quá 20.000 tệ (~70 triệu đồng), tôi có thể xin hộ chiếu và đi du lịch ở nước ngoài thường xuyên hơn.
Nếu kiếm được hơn 40.000 tệ (~140 triệu đồng), tôi đã đủ đáp ứng 4 ưu tiên là thực phẩm, nhà ở, đi lại và quần áo. Nếu kinh tế không dư dả, tôi sẽ không bao giờ nghĩ đến chuyện mua nhiều quần áo, giày dép, mỹ và phụ kiện. Nhưng nếu tôi có nhiều tiền, tôi sẽ mua bộ quần áo mình thích mà không nhìn giá, miễn là chúng có thể thay thế 1 bộ quần áo cũ nằm trong tủ.
2/ Ghi chép lại từng khoản tiêu dùng
Khi mới định cư ở thành phố mới, tôi luôn ghi lại chi tiết từng chi tiêu trong cuộc đời mình vào cuốn sổ nhỏ, đồng thời phân tích xem khoản nào phải chi hoặc không phải chi (hay còn gọi là tiêu xài vô ích). Thói quen này giúp tôi khắc phục 2 vấn đề:
– Nhầm lẫn giữa tiêu dùng và đầu tư
Đầu tư là bạn bỏ tiền và thu lại lợi nhuận từ số tiền bỏ ra. Trong khi đó, tiêu dùng là khoản chi mà bạn dùng để làm hài lòng chính mình và “một đi không trở lại”.
Để nhanh chóng mua được nhà, tôi cần giảm số tiền chi cho tiêu dùng và tập trung chi tiền cho đầu tư. Bên cạnh đó, nếu đã xác định đầu tư vào một cái gì đó, chẳng hạn túi hiệu hoặc khoá học,… thì tôi cần xác định được tỷ suất sinh lời của chúng.
– Giảm tỷ lệ sai sót khi mua sắm và tránh lãng phí tiền bạc
Nếu những sản phẩm skincare mà tôi mua về nhưng không dùng đến, hoặc gây kích ứng cho da,… tôi sẽ tìm hiểu thành phần của chúng để lần sau không bỏ tiền phung phí,… Đó là những nguyên tắc cơ bản để tôi tránh sai sót khi mua sắm.
Bên cạnh đó, tôi còn bắt bản thân phải tự động trích 1 khoản tiền tiết kiệm hàng tháng, sau đó tính toán xem cần làm gì với chúng để tránh lãng phí công sức lao động. Tôi từng nghiên cứu phương pháp tiết kiệm 12 tháng hoặc 365 ngày nhưng tôi thấy nó khá phức tạp.
Phương pháp tiết kiệm của tôi giờ đơn giản hơn nhiều. Tầng một của toà văn phòng nơi tôi làm việc là ngân hàng. Lúc đó, các dịch vụ của ngân hàng số chưa phổ biến như hiện nay. Sau khi xác định rõ các ưu tiên tiêu dùng, chi phí hàng tháng và đầu tư thì còn lại bao nhiêu trong tổng thu nhập, tôi mang hết đi gửi tiết kiệm. Khi số tiền trên tài khoản tiết kiệm càng nhiều, tôi càng cảm thấy hài lòng với cuộc sống.
Sau khi mua được nhà, tôi phát hiện ngày càng có nhiều người nhận ra niềm vui do quá nhiều vật chất mang lại chỉ là thoáng qua. Việc theo đuổi chủ nghĩa tiêu dùng cực đoan có thể khiến bạn không thể tiết kiệm, đồng thời tước đi niềm vui giản dị của cuộc sống. Nếu không biết tiết kiệm và chỉ chăm chăm mua sắm, chúng ta lầm tưởng mình sở hữu nhiều thứ nhưng thực chất lại đang bị đồ vật chiếm hữu.
Haruki Murakami từng nói, khi đi qua cơn giông bão, bạn không còn là con người cũ nữa. Tôi hy vọng chúng ta sau khi trải qua những thăng trầm của cuộc sống, những lần thiếu tiền và bão tố, thì bạn và tôi đều không còn là người tiêu dùng mù quáng, không có một đồng tiết kiệm như ban đầu nữa.
Nguồn: Cafebiz.vn