28 năm được vợ chồng người Hà Lan nhân nuôi, cậu bé 3 tuổi lạc mẹ đổi đời ngoạn mục: Học thẳng lên tiến sĩ nhưng luôn đau đáu tìm cội nguồn

Bị lạc ở nhà ga đông đúc khi mới 4 tuổi, cậu bé được cặp đôi người Hà Lan nhận nuôi. Hơn 20 năm sau cậu trở thành tiến sĩ, dành 12 năm để tìm kiếm cha mẹ ruột.

Cậu bé 3 tuổi lạc cha mẹ

Gouming Martens, một nghiên cứu sinh tiến sĩ gốc Hoa được cặp vợ chồng người Hà Lan nhận nuôi khi mới 4 tuổi đã gặp được cha mẹ ruột sau 12 năm tìm kiếm. Hành trình không ngừng nghỉ kéo dài 12 năm tìm kiếm gia đình của Gouming Martens đã chạm đến trái tim của nhiều ngườii.

Gần ba thập kỷ trước,năm 1994 khi đi cùng bố mẹ từ tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc đến quê mẹ ở tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc, Martens bị lạc đường. Khi đó, anh mới 3 tuổi. Cậu bé được một người tốt bụng đưa đến trại trẻ mồ côi và được cặp vợ chồng người Hà Lan, Jozef và Maria Martens, nhận nuôi vào năm 1996.

28 năm được vợ chồng người Hà Lan nhân nuôi, cậu bé 3 tuổi lạc mẹ đổi đời ngoạn mục: Học thẳng lên tiến sĩ nhưng luôn đau đáu tìm cội nguồn- Ảnh 1.

Gouming Martens được một cặp vợ chồng người Hà Lan nhận nuôi từ một trại trẻ mồ côi ở Trung Quốc khi mới 4 tuổi. Ảnh: Sydney Today

 Cặp đôi đặt tên cho cậu bé là Gouming, theo tên mà trại trẻ mồ côi đã đặt để cậu bé nhớ được nơi mình đến. Cha mẹ nuôi đã ủng hộ việc Gouming tìm kiếm cha mẹ ruột của mình.

Năm 2007, gia đình họ cùng nhau trở về Trung Quốc để tìm kiếm manh mối, nhưng trại trẻ mồ côi đã không còn nữa. Tuy nhiên, Gouming không bao giờ từ bỏ việc tìm kiếm nguồn gốc của mình.

Anh đã dành 5 năm để học lại tiếng Quan Thoại và làm thêm để trả tiền cho 3 chuyến đi đến Trung Quốc trong những năm học đại học. Năm 2012, anh đăng ký với Baobeihuijia, Baby Come Home, một hoạt động tình nguyện nhằm giúp mọi người tìm kiếm gia đình thất lạc. Nhóm tình nguyện đã hỗ trợ chàng trai trẻ tìm kiếm cha mẹ ruột.

Trong khi đó, Gouming hoàn thành chương trình học tại Đại học Leiden ở Hà Lan và tốt nghiệp bằng Tiến sĩ ngôn ngữ học tại Đại học McGill ở Canada. Hiện anh đang là chuyên gia về nhận dạng giọng nói AI tại Canada.

Tin vui đến vào tháng 10 năm 2023, khi các tình nguyện viên thông báo rằng DNA của Gouming trùng khớp với mẹ ruột của anh, Wen Xurong. Thì ra, cha mẹ ruột chưa bao giờ ngừng tìm kiếm con trai đã thất lạc, với cái tên Gao Yang.

Hạnh phúc trong ngày đoàn tụ

Câu chuyện của họ thật bi thảm.

Năm 1994, vợ chồng ông Gao lạc mất con trai 3 tuổi ở nhà ga xe lửa. Sau đó, người chồng bị một đám côn đồ đánh đập khi đi tìm vợ. Một gã lang thang đã lừa người mẹ về nhà với hắn, ép bà phải sinh con trai và bỏ rơi bà sau khi sinh con. Bà Wen trở về quê nhà ở Tứ Xuyên, nhưng bị bệnh tâm thần. Sau đó, bà tái hôn và có một cô con gái.

Người cha đi bộ từ Tứ Xuyên đến tỉnh Giang Tô cách đó 1.700km, ăn xin và tuyệt vọng tìm kiếm con trai. Ông mất năm 2009.

photo-1721639347405

Gouming chụp ảnh cùng cha mẹ ruột trước khi bị lạc tại một nhà ga xe lửa đông đúc. Ảnh: Sydney Today

 Năm 2017, anh trai của ông Gao đã liên lạc với bà Wen và yêu cầu bà đăng ký DNA với cảnh sát và đăng thông tin của con trai bà lên Baobeihuijia.

Theo một tình nguyện viên DNA của Gouming và mẹ anh gần như không thể khớp trong cơ sở dữ liệu vì cần phải có dữ liệu DNA của cả cha và mẹ để kiểm tra.

Cuối cùng, sau khi các tình nguyện viên tỉ mỉ xem xét tất cả các bài đăng và đối chiếu thông tin, rồi gửi mẫu máu của họ để xét nghiệm DNA, sự thật về mối quan hệ mẹ con đã được khẳng định.

Thật trùng hợp, ngày các tình nguyện viên báo cho Gouming thông tin về hành trình tìm cha mẹ suốt 12 năm cũng chính là ngày sinh nhật thực sự của anh, ngày 12 tháng 10 theo lịch Trung Quốc. Không may, mẹ nuôi của Gouming đã qua đời ngay trước khi họ nhận được tin vui. Anh cho biết cha nuôi của anh rất vui mừng cho anh.

Chàng trai trẻ đã được đoàn tụ cùng các anh chị em cùng cha khác mẹ ở Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc, trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Bà Wen, người mắc chứng rối loạn tâm thần, dường như vẫn ổn khi nhìn thấy Gouming. Cô liên tục gọi biệt danh của anh là Yangyang và hỏi: “Con đã đi đâu thế?”

“Con về rồi đây,” Gouming nói.

Cha dượng đã nấu cho Gouming đủ món ăn từ khoai tây sau khi biết đó là lương thực chính ở Hà Lan và Canada. Gouming đến thăm mộ cha mình ở Giang Tô, gặp các chú và dì. Chú đưa lại cho anh số tiền bồi thường phá dỡ nhà của cha, số tiền mà ông đã cất giữ hơn một thập kỷ. Chú cũng viết một lá thư để cảm ơn cha nuôi vì đã “nuôi dạy Gouming trở thành một tài năng” và “để anh trai tôi được yên lòng”.

Gouming cho biết anh vẫn kiên trì tìm kiếm cha mẹ ruột của mình không chỉ vì bản thân anh mà còn vì họ: “Tôi biết cha mẹ đang tìm kiếm tôi, chờ đợi tôi trở về nhà”.

Gouming cho biết sẽ quay lại Trung Quốc hàng năm.

Câu chuyện đã làm xúc động nhiều người:

“Anh ấy có thể nghĩ rằng bố mẹ đã bỏ rơi mình, nhưng họ chưa bao giờ từ bỏ anh ấy”.

“Đúng một bị kịch, nhưng cuối cùng anh ấy cũng may mắn vì cả gia đình ruột thịt và gia đình nuôi đều tràn đầy tình yêu thương”.

Nguồn: Cafebiz.vn