Trong bài viết này, tôi sẽ mang đến cho bạn 4 bữa tiệc hoành tráng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nếu có thể hiểu được, bạn sẽ được lợi rất nhiều.
Tại Trung Quốc, bữa tối thường mang một ý nghĩa độc đáo.
Vào thời Xuân Thu, Yến Anh, thừa tướng nước Tề, đã “giết ba người bằng hai quả đào” trong một bữa tiệc tối, mở ra hòa bình cho Triệu quốc trong nhiều thập kỷ.
Ngoài ra còn có những bữa tối nổi tiếng từ các triều đại trước như “Tiệc Hồng Môn”, “Uống rượu luận anh hùng” và “Hội quần anh” đã quen thuộc với nhiều người.
Từ xa xưa đến nay, rất nhiều việc hệ trọng, nhỏ nhặt cũng như mối quan hệ giữa con người với nhau đều được bàn bạc trong các bữa ăn.
Trong bài viết này, tôi sẽ mang đến cho bạn 4 bữa tiệc hoành tráng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nếu có thể hiểu được, bạn sẽ được lợi rất nhiều.
01
Tiệc Bách Tẩm
Người tham dự: Tề Hoàn Công, Quản Trọng, Bào Thúc Nha, Ninh Thích
Vào năm 667 trước Công nguyên, nước Tề có nền tảng vật chất và sức mạnh quân sự vững chắc sau khi trải qua nhiều cuộc cải cách về nội vụ, kinh tế và quân sự.
Nước thái yên dân yên, quân trang hùng hậu.
Một ngày nọ, Tề Hoàn Công tổ chức một bữa tiệc chiêu đãi các quan đại thần tại phòng ngủ có bàn làm bằng cây bách, nơi họ uống rượu và vui chơi.
Trong bữa tiệc, Bảo Thúc Nha sai người mang một con bò sống đã được trói tới.
Ông dắt con bò tới trước mặt Ninh Thích, ném sợi dây buộc con bò cho Quản Trọng rồi nghiêm túc hỏi:
“Ninh Thích, có còn nhớ ngày xưa chúng ta nghèo tới nỗi không đủ ăn, phải ngủ ngoài cổng thành, cắt cỏ chăn trâu cho người ta để kiếm sống không?”
“Quản Trọng, ngươi còn nhớ lần trốn khỏi nước Lỗ, bị trói vào ngục tối, nhắm mắt chờ chết không?”
“Công chủ khi đó lưu lạc ở nước Cử, ngày ngày sợ hãi, giống như con bò mập chờ bị làm thịt, ngươi quên rồi sao?”
Những câu hỏi này khiến Tề Hoàn Công cảm thấy xấu hổ. Ông lập tức ra lệnh hủy bữa tiệc và bàn bạc việc nước với các quan đại thần.
Chính trong đêm đó, Tề Hoàn Công, với sự giúp đỡ của các quan đại thần, đã vạch ra chiến lược “tôn vương nhương di”, dần dần tiến tới địa vị bá chủ thời Xuân Thu.
Cảm nghĩ
Ninh Thích vốn là một người chăn bò, Quản Trọng từng là tù nhân, Tề Hoàn Công là con tin bị lưu đày, khi đó, dù ở trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, những họ chưa bao giờ từ bỏ ý nghĩ phấn đấu.
Một khi trở nên giàu có và sống trong một môi trường yên bình, con người ta sẽ ngay lập tức trở nên lười biếng và tham lam các thú vui.
Chỉ Bào Thúc Nha luôn giữ cái tâm đề phòng và chuẩn bị cho những khủng hoảng có thể xảy ra.
Mạnh Tử từng nói: “Sinh vu ưu hoạn, tử vu an lạc.”
Không bối rối khi thất vọng là một loại can đảm; không đắc ý khi gặp thời là một loại tỉnh táo.
Người không biết lo xa, ắt gặp cái họa gần. Sống ở đời, chúng ta cần cần giữ cho mình cái tâm cảnh giác, tạo cho bản thân đủ áp lực và phát huy tiềm năng của mình.
Thúc đẩy bản thân nhiều hơn, bạn có thể chuẩn bị cho nguy hiểm giữa bình yên và có thể bình tĩnh đối phó khi giông bão xảy đến.
02
Tiệc Tuyệt Anh
Người tham dự: Sở Trang Vương, Hứa Cơ, Đường Giảo.
Vào năm 606 trước Công nguyên, Sở Trang Vương đánh bại Lục Hỗn và giành chiến thắng trở về. Trong bữa tiệc mừng, người vợ lẽ của ông là Hứa Cơ đã ca hát và nhảy múa mừng công trong bữa tiệc.
Trong bữa tối, một cơn gió thổi tắt đèn, một người say rượu đã lợi dụng bóng tối để chọc ghẹo Hứa Cơ.
Trong cơn hoảng loạn, Hứa Cơ đã giữ lại được tua đỏ trên mũ của người đàn ông đó và nói với Sở Trang Vương rằng cô muốn thắp đèn để tìm ra người thô lỗ đó.
Nhưng Sở Trang Vương trong lòng biết rõ, sở dĩ bản thân có thể thắng trận, công lao của quần thần binh lính là không tách rời, nếu vì điều này mà xử lý cấp dưới của mình, nhất định sẽ tổn hại đến tinh thần của binh lính.
Vì vậy, anh ta không những không tức giận mà còn yêu cầu các quan đại thần tháo tua đỏ trên mũ ra, cứu cấp dưới một phen.
Vài năm sau, Sở và Tấn xảy ra chiến tranh, Sở Trang Vương bị kẻ thù truy đuổi.
Tướng quân Đường Giảo trong lúc nguy cấp đã cứu được Sở Trang Vương.
Khi đến lúc khen thưởng dựa trên công lao của mình, Đường Giảo đã từ chối và chủ động thừa nhận rằng mình là người có hành vi không đứng đắn với Hứa Cơ trong bữa tiệc hôm đó.
Sau khi biết được sự thật, Sở Trang Vương vẫn không hề tức giận và còn phong Đường Giảo làm tướng quân bảo vệ đất nước.
Sau đó, Đường Giảo cũng thường xuyên lập chiến công cho nước Sở.
Cảm nghĩ
“Huainanzi” nói: “Nếu không khoan dung sẽ không thể bao dung được mọi chuyện; nếu không tử tế sẽ không thể quan tâm đến người khác”.
Ai không từng phạm sai lầm?
Thay vì đổ lỗi, sự bao dung sẽ dễ chiếm được cảm tình của mọi người hơn.
Chỉ khi không làm mọi việc đến mức cực đoan, bạn mới có thể tiến lui dễ dàng; khi người khác còn có đường để đi, bạn mới không rơi vào tình thế tuyệt vọng.
Tục ngữ có câu: Lùa chó vào ngõ nhỏ ắt sẽ bị cắn ngược trở lại.
Tha thứ cho người khác cũng là đang cho bản thân một đường lui.
Bạn bao dung họ một thước, họ sẽ tôn trọng bạn một trượng.
Chỉ khi có lòng bao dung, biết cho người khác một con đường lui, con đường của chính bạn mới vững vàng hơn.
03
Tiệc Hồng Môn
Người tham dự: Lưu Bang, Hạng Vũ, Trương Lương, Phàn Khoái, Phàn Tăng, Hạng Bá, Hạng Trang, Tào Vô Thương và những người khác.
Năm 207 TCN, Lưu Bang dẫn đầu tấn công Hàm Dương, quần hùng chấn động, cho rằng Lưu Bang có dã tâm làm vua.
Một đội quân 40 vạn quân gồm hơn chục chư hầu tiến vào Quan Trung dưới sự chỉ huy của Hạng Vũ, tổ chức tiệc ở Hồng Môn, ý định muốn thẩm vấn Lưu Bang.
Phàn Khoái và những người khác cho rằng chuyến này đi lành ít dữ nhiều, Quan Trung dễ thủ khó công nên khuyên Lưu Bang lấy Quan Trung làm căn cứ để chống lại Hạng Vũ.
Lưu Bang không vì lợi ích tạm thời mà đắc ý, lựa chọn rút lui khỏi Hàm Dương, đóng quân ở khu vực gần đó, giao Quan Trung cho Hạng Vũ.
Ngày tổ chức tiệc, Lưu Bang chỉ dẫn theo vài thân tín và kính cẩn nói:
“Khi vào Quan Trung, tôi không dám lấy gì cho mình, đăng ký quan dân, niêm phong kho hàng, đợi tướng quân đến, tôi ngày đêm mong chờ tướng quân đến, làm sao có thể dám làm phản?”
Thái độ chân thành của Lưu Bang khiến Hạng Vũ tưởng rằng mình đang lấy lòng tiểu nhân đo lòng quân tử, cơn tức giận của Hạng Vũ cũng vậy mà biến mất.
Trong bữa tiệc, trước những bước đi dồn ép của Hạng Trang, Lưu Bang luôn tuân thủ một nguyên tắc: cứ có chuyện thì quỳ xuống xin lỗi, đã giả bộ lép vế thì phải giả bộ tới cùng.
Sau bữa tiệc, Lưu Bang, người vừa thoát chết trong gang tấc, vừa bước ra khỏi doanh trại thì gặp lại tên phản bội Ung Xỉ.
Là cấp dưới cũ của Lưu Bang, Ung Xỉ hiểu rõ tính cách của Lưu Bang nhất.
Đối mặt với Ung Xỉ, Lưu Bang đã trực tiếp quỳ xuống cầu xin hắn tha cho mình một mạng.
Lần quỳ gối này, ngay cả Ung Xỉ cũng coi thường Lưu Bang.
Sau đó, Hạng Vũ hoàn toàn mất cảnh giác trước Lưu Bang và phong ông là Hán Vương.
Lưu Bang nhờ đó đã có thể chờ đợi thời cơ thích hợp.
Cảm nghĩ
Tô Thức từng nói: Người quân tử muốn nên được đại sự thì phải biết “nhẫn”.
Nhiều người thất bại vì chỉ vì những cái lợi nhất thời trước mắt.
Nóng lòng muốn thể hiện bản thân trong chốc lát suy cho cùng cũng chỉ là cái dũng của một kẻ phàm phu.
Kìm nén cơn tức giận, cho dù bị sỉ nhục, vẫn có thể giữ mình, sau cùng mới có thể thành công và vươn lên dẫn đầu.
Từ bỏ vào thời điểm thích hợp, đánh giá tình hình và giữ thái độ khiêm tốn vừa là bước đi khôn ngoan vừa là cách để bảo vệ bản thân.
Chỉ khi có thể chịu đựng được những gì người khác không thể chịu đựng được, bạn mới có thể đạt được những gì người khác không thể đạt được.
04
Tiệc uống rượu thanh mai luận anh hùng
Người tham dự: Tào Tháo, Lưu Bị
Năm 196 sau Công nguyên, sau khi Lưu Bị cậy nhờ Tào Tháo, ông được Hán Hiến Đế của nhà Hán phong làm Hoàng thúc nhắm chế ngự Tào Tháo.
Điều này đương nhiên khiến Tào Tháo nảy sinh nghi kị, ông bày ra tiệc rượu thanh mai chiêu đãi Lưu Bị trong phủ nhằm kiểm tra thật hư.
Sau khi biết chuyện, Lưu Bị bôi đất trong vườn rau lên mặt, tỏ ra một vè hết sức thanh nhàn.
Trong bữa tối, Tào Tháo không ngừng thử cách nhìn nhận cũng như tham vọng của Lưu Bị. Lưu Bị trong lòng biết rõ, cố tình tỏ ra vụng về, nói năng không đúng trọng tâm, nhưng Tào Tháo không hề mất cảnh giác.
Thấy Tào Tháo càng ngày càng gay gắt, vừa hay khi đó nghe thấy tiếng sấm, Lưu Bị nhanh chóng tỏ ra vô cùng sợ hãi tới mức rơi cả đũa. Nhìn thấy tình hình này, Tào Tháo cuối cùng cũng không còn nghi ngờ gì nữa.
Theo quan điểm của Tào Tháo, những kẻ mà Lưu Bị liệt kê như Viên Thiệu, Viên Thuật, Lưu Biểu, Lưu Chương v.v., đều là một lũ ngốc.
Tuy nhiên, Lưu Bị coi họ như những anh hùng, điều này thể hiện sự thiển cận của ông.
Người đàn ông tuy cao bảy thước nhưng lại sợ sấm sét, điều này chứng tỏ Lưu Bị là người nhút nhát và sợ gặp rắc rối.
Tào Tháo vì vậy đã mất cảnh giác trước Lưu Bị, Lưu Bị cũng có cơ hội dẫn quân bỏ chạy.
Cảm nghĩ
Là phúc hay là họa, tất cả đều phụ thuộc vào bản thân mỗi người.
Và cho thấy sự vụng về là một loại trí tuệ giúp tránh được những điều không may.
Nước trong quá sẽ không có cá.
Một người không biết kiềm chế bản thân và tỏ ra sắc bén, trông thì có vẻ như đang giành lấy sự chú ý nhưng trên thực tế, anh ta lại đang vô hình trở thành mục tiêu chỉ trích của dư luận.
Nhưng một người biết giả ngốc đúng lúc ngược lại có thể tránh được giông bão.
Khi lực chưa tòng tâm, chỉ bằng cách giữ bản thân khiêm tốn và kiên nhẫn chờ đợi thời cơ, không hành động lỗ mãng, chúng ta mới có thể tránh được những tranh chấp không cần thiết và bảo vệ bản thân tốt hơn.
▽
Bữa tối là câu chuyện muôn thuở, và trong lúc uống rượu, thứ rượu phản ánh thường là lòng người.
Trong bữa tiệc, kẻ ngốc nhìn đồ ăn, người khôn nhìn thế sự, kẻ trí nhìn thế cục.
Thế giới đầy thăng trầm, một bữa tiệc không chỉ là lớp học mà còn là phòng thi.
Bạn nhìn được tới tầng nào, tầm nhìn của bạn cao tới tầng đó.
Nguồn: Cafebiz.vn