Sau 40 tuổi, tôi thấm: Đàn ông, càng giàu càng biết vứt bỏ sự rườm rà!

Nếu muốn sống một cuộc sống đơn giản và thoải mái hơn, bạn phải học cách buông bỏ những phần không cần thiết trong cuộc sống.

Có người từng hỏi tôi: Gần đây, mỗi ngày tôi đều vướng vào nhiều vấn đề tầm thường và các mối quan hệ giữa các cá nhân, tôi cảm thấy rất mệt mỏi và bối rối. Tôi nên giải quyết như thế nào?

Tôi nói với anh ấy rằng anh ấy có thể thử quy tắc “đoạn ly”, hiểu một cách đơn giản, bằng cách cắt đứt mối quan hệ giữa bản thân với các vật thể bên ngoài và người khác, chúng ta có thể đạt được mục đích giảm bớt gánh nặng trong cuộc sống.

Suy cho cùng, cuộc đời cũng giống như một con thuyền, nó sẽ luôn có nguy cơ bị lật và không thể đi nhanh nếu chở quá nhiều tải. Nếu muốn sống một cuộc sống đơn giản và thoải mái hơn, bạn phải học cách buông bỏ những phần không cần thiết trong cuộc sống.

Tôi từng được nghe về “Quy tắc 3/7”:

70% chức năng của điện thoại di động cao cấp là vô dụng.

Trong một ngôi nhà lớn, 70% diện tích không được sử dụng.

70% đồ đạc trong nhà sẽ không bao giờ được dùng tới…

Không có quá nhiều thứ một người cần để sống một mình.

Khi nhiều người già đi, họ không chỉ thích mua đồ mà còn thích tích trữ đồ cũ.

Trong mắt họ, quần áo họ không mặc, những tờ báo họ không đọc, túi nilon đã qua sử dụng đều là những vật dụng không thể thiếu trong nhà. Họ chất đầy nhà cửa với đồ đạc nhưng những thứ này đồng thời cũng trở thành gánh nặng lớn mà họ không thể buông bỏ trong cuộc sống.

Noriji Sasaki, một nhà văn ở độ tuổi gần 40, từng là người thích tích trữ đồ đạc. Anh sống trong một căn nhà nhỏ ở Tokyo. Căn phòng chứa đầy đồ đạc, bao gồm sách, đồ ăn nhẹ, quần áo, đồ vệ sinh cá nhân… Hàng núi đồ vật này chiếm gần hết không gian trong phòng anh. Ngôi nhà bừa bộn cũng khiến anh cảm thấy tiêu cực và lười biếng. Mỗi ngày sau khi tan làm, anh chỉ muốn nằm dài trên ghế sofa. Theo thời gian, anh trở thành một kẻ vô dụng đến mức chính bản thân mình cũng ghét bỏ. Đó cũng là thời điểm sự nghiệp của anh tụt dốc và người bạn gái cũng rời bỏ anh. Sau khi trải qua những biến cố này, anh quyết tâm thay đổi cuộc đời.

Điều đầu tiên anh thử là vứt đi một món đồ nào đó. Quần áo không còn mặc tới, những đồ dùng giải trí mua một cách tùy ý, những cây đàn guitar và dàn âm thanh bụi bặm, những cuốn sách giáo khoa mà anh nghĩ mình sẽ đọc khi rảnh rỗi… tất cả đều bị ném vào thùng rác. Bỏ bớt đi những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của mình, anh không những không cảm thấy buồn bã, thay vào đó, anh cảm thấy một cảm giác thỏa mãn, nhẹ nhõm mà trước đây mình chưa từng trải qua.

Sau đó, anh bắt đầu tận hưởng thời gian thoải mái trong căn phòng rộng rãi, sạch sẽ, anh đọc, viết và hoàn thiện bản thân. Chỉ trong hai năm, anh đã phản công và trở thành tổng biên tập của công ty, đồng thời xuất bản cuốn sách bán chạy nhất của mình có tên “Tôi quyết định sống đơn giản” (tạm dịch).

Anh nói trong cuốn sách: Không phải khi bình tĩnh lại mới bắt đầu buông bỏ, mà việc buông bỏ có thể mang lại sự bình yên trong nội tâm. Rất nhiều khi, một người càng có nhiều đồ vật dư thừa xung quanh, họ càng khó đạt được hạnh phúc trong cuộc sống. Bởi lẽ quá nhiều món đồ sẽ chỉ làm bạn mất tập trung năng lượng và cuối cùng dẫn đến việc bạn bị đè nặng bởi những ham muốn.

Giống như Thoreau đã nói: “Sự giàu có của một người tỷ lệ thuận với số lượng vật chất mà anh ta có thể chia tay”. Sau 40 tuổi, bạn không cần phải lấp đầy cuộc sống của mình bằng quá nhiều đồ vật. Hãy vứt chúng đi khi cần vứt. Sự phong phú thực sự của cuộc sống nằm việc làm những phép trừ phù hợp cho cuộc sống. Khi cuộc sống của bạn đủ đơn giản, bạn có thể giải phóng năng lượng của mình để sống những ngày tháng bình yên một cách rực rỡ nhất.

Sau 40 tuổi, tôi thấm: Đàn ông, càng giàu càng biết vứt bỏ sự rườm rà! - Ảnh 1.

Trong một chương trình tạp kỹ, Mạnh Phi từng hỏi diễn viên hài Lý Tuyết Cầm: Danh bạ của bạn có bao nhiêu người?

Lý Tuyết Cầm nói ra một con số đáng ngạc nhiên: hơn 4.600. Về vấn đề này, bản thân Lý Tuyết Cầm cũng tỏ ra bất lực, cô cho biết nhiều người dù chỉ gặp một lần nhưng cô cũng không dám xóa bỏ. Nguyên nhân là vì cô sợ có người đột nhiên liên lạc với mình, những lúc như vậy sẽ rất mất mặt.

Mạnh Phi, người đã ngoài 40 đã nói với Lý Tuyết Cần rằng điều này là không cần thiết: Cho dù bạn bao nhiêu tuổi hay đã đạt đến chiều cao nào, hầu như không ai có thể làm được việc ngừng quan tâm đến việc người khác nghĩ gì về mình. Nhưng điều chúng ta có thể làm là dành nhiều thời gian và sức lực hơn để quan tâm đến những người quan tâm đến chúng ta và những người chúng ta quan tâm.

Mời quá nhiều người vào cuộc sống sẽ chỉ khiến thế giới ban đầu của bạn trở nên đông đúc. Chỉ bằng cách loại bỏ những tương tác xã hội không hiệu quả, bạn mới có thể dành thời gian cho những người và những việc thực sự có giá trị.

Cuốn sách có tên “Gõ cửa” kể một câu chuyện như vậy. Nhân vật chính trong cuốn sách là một nhà văn trung niên rất thích kết bạn. Mỗi lần có người đến thăm, anh đều lao ra mở cửa, vừa chạy vừa hét “Đến rồi ư? Đến rồi ư?” Nhưng mỗi khi có người đến gặp, phần lớn họ đều là nhờ anh giúp viết biểu ngữ để gửi cho cấp trên, hoặc nhờ anh đến một hội trường nào đó để hỗ trợ họ.

Nhìn chung, những người đến đây đều nhằm mục đích cầu danh lợi, và họ đều nói những điều khiến anh cảm thấy khó xử. Mặc dù không tình nguyện nhưng để duy trì mối quan hệ, lần nào anh cũng đồng ý giúp người ta. Cứ như vậy, ngày càng có nhiều người nhờ anh làm việc hơn.

Với những tiếng gõ cửa hết lần này đến lần khác, nhà văn dần mất thời gian tập trung sáng tạo và ngày càng trở nên cáu kỉnh.

Vì vậy, anh quyết định tránh xa những người này và tạo ra những cánh cửa đóng kín. Anh ta sẽ không mở cửa chào đón người không được mời, đóng cửa để tập trung sáng tác.

Bằng cách này, nhà văn cuối cùng đã có thể tránh xa sự hối hả và tập trung vào việc đọc và viết. Sau một thời gian, anh đã tạo ra những tác phẩm hay hơn. Khi còn trẻ, chúng ta luôn quan niệm càng có nhiều bạn bè càng tốt, cứ như vậy, chúng ta cố gắng hết sức để mở rộng vòng kết nối và kết bạn. Nhưng sau khi trải nghiệm nhiều, bạn sẽ biết rằng những giao tiếp xã hội chất lượng thấp kém không thể bằng thời gian ở một mình chất lượng cao.

Giống như một tác gia đã từng nói: Sự thịnh vượng bên ngoài, không phải sự thịnh vượng của tôi. Sau 40 tuổi, hãy ngừng nói những lời vô thưởng vô phạt với những người không đồng tình với bạn. Những gì bạn phải làm là xóa những người này khỏi vòng kết nối của bạn. Chỉ khi vòng tròn của bạn sạch sẽ, bạn mới có thể bình tĩnh, tận hưởng khoảng thời gian ở một mình và cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống.

Sau 40 tuổi, tôi thấm: Đàn ông, càng giàu càng biết vứt bỏ sự rườm rà! - Ảnh 2.

Có người đã nói: Trước 40 tuổi, bạn nên nỗ lực bổ sung thêm để cuộc sống của mình có thêm nhiều cơ hội. Sau 40 tuổi, bạn cần làm phép trừ và sắp xếp lại cuộc sống của mình.

Trong nửa đầu cuộc đời, chúng ta tích lũy nhiều sự phức tạp. Trong nửa sau cuộc đời, bạn phải học cách buông bỏ. 

Giống như một tác gia từng nói: Sự khôn ngoan của cuộc sống nằm ở việc dần dần sống một cách sáng tỏ và lọc bỏ những tạp chất không quan trọng trong khi vẫn giữ lại những phần quan trọng nhất.

Khi bạn loại bỏ tất cả những người và những thứ mà bạn không cần, không phù hợp và không thích, bạn sẽ thấy rằng những ngày đơn giản nhất lại là những ngày chứa đựng cách sống tốt nhất cho đến hết cuộc đời.

Nguồn: Cafebiz.vn