Phụ huynh cần tinh tế hơn để nắm bắt cảm xúc và suy nghĩ của con.
EQ, hay còn gọi là chỉ số thông minh cảm xúc, rất quan trọng đối với trẻ em vì nó ảnh hưởng đến khả năng học tập, giao tiếp và tương tác xã hội của chúng. Việc phát triển EQ giúp trẻ em có thể hiểu và quản lý cảm xúc của mình một cách hiệu quả, từ đó giúp chúng xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè và người lớn, đồng thời phát triển kỹ năng xã hội cần thiết.
Trẻ có EQ cao thường có khả năng thích nghi tốt hơn với các tình huống khác nhau, giải quyết xung đột một cách lành mạnh, và có thể tự kiểm soát hành vi của mình. Điều này không chỉ giúp trẻ học tốt hơn trong trường học mà còn giúp chúng phát triển thành những người lớn cân đối và có khả năng đối phó tốt với áp lực trong cuộc sống.
Ngoài ra, EQ còn giúp trẻ phát triển lòng trắc ẩn và sự thông cảm, những phẩm chất quan trọng trong việc hình thành nhân cách và đạo đức. Vì vậy, việc nuôi dưỡng và phát triển EQ cho trẻ từ sớm là điều vô cùng quan trọng.
Có rất nhiều cách để biết trẻ có EQ cao hay không, trong đó phải kể đến giao tiếp. Theo nhiều huyên gia, có một câu nói trẻ thường sử lúc khi đang tức giận thể hiện EQ cao, nhưng bố mẹ đôi khi không để ý, thậm chí nhiều người coi đó là “hỗn”.
Vậy tóm lại đó là câu gì?
Không để mọi người chờ lâu nữa, đó chính là câu: “Con đang rất tức giận và con cần thời gian để im lặng và suy nghĩ về mọi thứ”.
Theo chuyên gia, câu nói trong lúc tức giận này phản ánh 2 đức tính rất tốt của trẻ. Thứ nhất, trẻ biết cách nhận nhận thức về cảm xúc của chính mình. Chúng ta cần biết, một trong những đặc trưng của người có EQ cao đó chính là biết cách “gán nhãn” và gọi tên cảm xúc của chính mình. Nếu con có thể xác định và nói ra cảm xúc của mình, điều đó có nghĩa là con có khả năng tự nhận thức và kiểm soát cảm xúc, hành vi. Và đây là tiền đề quan trọng nhất của việc kiểm soát cảm xúc.
Tiếp theo, đó chính nỗ lực kiểm soát cảm xúc của trẻ. Khi tức giận, nhiều trẻ thường la hét, lăn lộn, ăn vạ… và rất khó kiềm chế cơn tức giận của mình. Ngay cả người lớn đôi khi, người lớn cũng gặp khó khăn trong việc tự xoa dịu bản thân khi căng thẳng. Những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao sẽ điều chỉnh cảm xúc của mình theo những cách rất riêng như hít thở sâu, bỏ đi khi bị kích động hoặc nói “con cần nghỉ ngơi để suy nghĩ” thay vì “làm mình làm mẩy”. Nói cách khác, trẻ EQ cao thường ít phản ứng bốc đồng hơn bạn cùng lứa tuổi. Các em có thể nhận ra những cảm xúc của bản thân và hiểu mình nên cư xử thế nào.
Tuy nhiên, khi gia đình đang trong một cuộc nói chuyện cẳng thẳng, khi con trẻ nói: “Con đang rất tức giận và con cần thời gian để im lặng và suy nghĩ về mọi thứ”, nhiều phụ huynh sẽ không bằng lòng và muốn con làm rõ mọi chuyện ngay lúc đấy. Thậm chí, khi trẻ chọn cách im lặng, nhiều người còn coi đó là trẻ đang phản kháng lại chính mình. Nhưng thực tế có thể không phải như vậy đâu, phụ huynh cần tinh tế hơn để nắm bắt cảm xúc và suy nghĩ của con.
Cách cải thiện EQ cho trẻ
Để cải thiện EQ cho trẻ, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
1. Làm gương: Trẻ học hỏi từ việc quan sát người lớn, vì vậy cha mẹ hãy thể hiện cách quản lý cảm xúc của bản thân một cách lành mạnh.
2. Giao tiếp lành mạnh: Khuyến khích trẻ nói về cảm xúc của chúng, và giáo dục trẻ về các loại cảm xúc khác nhau.
3. Giáo dục kỹ năng xã hội: Dạy trẻ cách nhận biết cảm xúc của người khác và phản ứng một cách phù hợp thông qua các tình huống thực tế.
4. Tạo không gian an toàn: Cho trẻ cảm thấy an toàn khi bày tỏ cảm xúc của mình mà không sợ bị ai đánh giá.
5. Học cách giải quyết xung đột: Dạy trẻ các chiến lược để giải quyết mâu thuẫn một cách lành mạnh.
6. Xây dựng lòng trắc ẩn: Khích lệ trẻ thể hiện sự quan tâm và giúp đỡ người khác.
7. Thiết lập mục tiêu và khả năng tự kiểm soát: Giúp trẻ học cách đặt mục tiêu và đạt được chúng thông qua kiên nhẫn và tự kiểm soát.
8. Khuyến khích hoạt động sáng tạo: Hoạt động như vẽ, viết lách, hoặc âm nhạc có thể giúp trẻ thể hiện và hiểu cảm xúc của mình.
9. Củng cố cảm xúc một cách tích cực: Khi trẻ xử lý cảm xúc một cách tích cực, hãy khen ngợi để củng cố hành vi đó.
10. Học cách kiên nhẫn: Hãy kiên nhẫn với trẻ và nhớ rằng việc phát triển EQ là một quá trình lâu dài.
Phát triển EQ không chỉ là việc dạy dỗ mà còn là việc tạo ra một môi trường yêu thương, hỗ trợ, và hiểu biết để trẻ có thể học hỏi và phát triển một cách toàn diện nhất.
Nguồn: Cafebiz.vn