Sau 1 năm thất nghiệp, đây là 4 cách tiết kiệm hiệu quả mà tôi đã sử dụng và thật may mắn, nó đã giúp tôi sống sót qua nghịch cảnh mà chưa lần nào phải “báo”

Hơn một năm thất nghiệp cho tôi nhiều trải nghiệm đáng nhớ về tài chính.

Sau 1 năm thất nghiệp, đây là 4 cách tiết kiệm hiệu quả mà tôi đã sử dụng và thật may mắn, nó đã giúp tôi sống sót qua nghịch cảnh mà chưa lần nào phải "báo"- Ảnh 1.

*Dưới đây là bài đăng được chia sẻ trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc)

Kể từ khi chính thức thất nghiệp vào tháng 4 năm ngoái, tôi đã mất đi nguồn thu nhập. Và vì nhiều lý do khác nhau trong đó có vấn đề sức khỏe tâm lý, tôi đã không nhận công việc tay trái bán thời gian. Có thể nói, giờ thu nhập của tôi bằng không. Sau khi thất nghiệp, tôi hoàn toàn dựa vào tiền tiết kiệm của mình để sống.

Sau khi bị sa thải, chất lượng cuộc sống và mức sống của tôi đều thay đổi rất nhiều. Trước đây, tôi thường đi ăn khi không có việc gì làm hoặc thỉnh thoảng ghé trung tâm mua sắm. Khi còn đi làm, quần áo của tôi mua cũng là loại có thương hiệu, nhưng giờ đây trang phục được bày bán trên sàn thương mại điện tử với nhiều ưu đãi trở thành lựa chọn của tôi.

Thất nghiệp là trải nghiệm không ai mong muốn. Tuy nhiên, tôi cũng tự hào vì bản thân có thể “uốn cong duỗi thẳng” người, linh hoạt thay đổi các thói quen theo tình hình tài chính. Đặc biệt trong thời kỳ kinh tế suy thoái, thị trường việc làm gần như đóng băng khiến tôi thất nghiệp dài hạn, tôi gần như đã phải cắt giảm hết mức để sống sót qua thời kỳ này.

Sau 1 năm thất nghiệp, đây là 4 cách tiết kiệm hiệu quả mà tôi đã sử dụng và thật may mắn, nó đã giúp tôi sống sót qua nghịch cảnh mà chưa lần nào phải "báo"- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Dưới đây là một vài phương pháp của tôi để sống sót qua thời kỳ thất nghiệp. Hy vọng chúng hữu dụng với bạn:

1/ Xác định chi phí tiêu dùng hàng tháng

Vì lý do chỉ sống dựa vào tiền tiết kiệm, không có thu nhập gia tăng nên tôi buộc phải kiểm soát chi phí tiêu dùng hàng tháng ở mức thấp nhất. Bạn nên chia chi phí tiêu dùng thành 2 loại, đó là chi phí tiêu dùng cố định (tiền thuê nhà, hóa đơn điện thoại, chi phí vận chuyển,…) và chi phí tiêu dùng hàng ngày (mua hàng tạp hóa, nhu yếu phẩm, đồ ăn vặt,…). Với tôi, chỉ khi biết chính xác số tiền mình chi tiêu hàng tháng, tôi mới có thể lập kế hoạch tốt hơn cho tương lai.

Ngoài ra, khi chúng ta mất thu nhập ổn định, điều quan trọng là học cách kiểm soát việc sử dụng thẻ tín dụng. Nhiều người thường biện minh họ sử dụng thẻ tín dụng để dễ kiểm soát thu chi nhờ có bản sao kê cuối tháng. Song tôi cho rằng khi thất nghiệp, bạn càng nên hạn chế sử dụng thẻ tín dụng vì lãi phạt cao và dễ kích thích nhu cầu chi tiêu. Và nếu bạn đã mắc nợ thẻ tín dụng thì hãy cố gắng hết sức để lên kế hoạch trả nợ và tránh lạm dụng thẻ tín dụng của mình một lần nữa.

2/ Chỉ mua đồ khi có nhu cầu

Trong vài năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp, tôi luôn cảm thấy mới mẻ về mọi thứ. Đột nhiên, tôi từ một sinh viên nghèo trở thành người trưởng thành có thu nhập ổn định. Sự dư dả tài chính khiến tôi mua rất nhiều thứ mà tôi tưởng bản thân cần, nhưng thực ra chúng lại là khoản chi tiêu lãng phí vô cùng.

Chẳng hạn, nghĩ đến sẽ cần dùng tới lúc đi làm hoặc gặp bạn bè, tôi đã mua một bộ mỹ phẩm đắt tiền. Nhưng thực tế thì tôi không biết trang điểm và công ty cũng không yêu cầu, trong khi đó tôi cũng chẳng buồn makeup khi gặp bạn bè. Hai thứ tôi dùng nhiều nhất là chì kẻ máy và son môi, do dó bộ mỹ phẩm đắt tiền kia hoàn toàn lãng phí. Hay tôi thường xuyên mua quần áo và cất về trong tủ vì suy nghĩ khi nào gầy sẽ mặc chúng. Nhưng sau vài năm chúng vẫn chỉ nằm ở trong góc vì tôi mãi không thể giảm được cân.

Sau khi trải qua thất nghiệp, tôi nhận ra đừng bao giờ mua những món đồ để dự phòng tình huống cho tương lai. Mà bạn chỉ nên mua đồ vì có nhu cầu sử dụng ngay lập tức. Sau khi tuân thủ nguyên tắc này, tôi đã không còn chi tiền mua sắm bừa bãi nữa.

Sau 1 năm thất nghiệp, đây là 4 cách tiết kiệm hiệu quả mà tôi đã sử dụng và thật may mắn, nó đã giúp tôi sống sót qua nghịch cảnh mà chưa lần nào phải "báo"- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

3. Nguyên tắc thay thế: Không mua nếu có thể dùng được đồ thay thế

Bất cứ khi nào tôi muốn mua một món gì đó, trước tiên tôi kiểm tra xem liệu ở nhà có món đồ nào mà tôi có thể sử dụng thay thế không. Nếu có đồ thay thế, tôi sẽ từ bỏ việc mua chúng.

Lấy những quả tạ tôi cần cho các bài tập tại nhà gần đây làm ví dụ. Tôi không có những quả tạ chuyên nghiệp được sử dụng trong các lớp học tiếp theo. Sau khi suy nghĩ, tôi quyết định tạm thời không mua tạ mà thay vào đó đổ đầy nước vào các chai nước khoáng dự phòng ở nhà. Cho đến nay, tôi vẫn dùng những chai nước này và đạt hiệu quả khá tốt.

Hay tôi đã chuyển từ di chuyển bằng xe máy sang xe đạp lâu dài. Chúng vừa giúp tôi tiết kiệm được tiền xăng xe, chi phí bãi gửi, tốt cho sức khỏe mà còn có lợi cho môi trường.

4. Nguyên tắc tiêu thụ chậm: Hãy thêm món cần mua vào giỏ hàng trước tiên

Nguyên tắc này đề cao việc trì hoãn tiêu dùng, từ đó giúp bạn giữ được sự bình tĩnh và tránh mua sắm bốc đồng. Đôi khi, nếu tôi nhìn thấy những món đồ trang trí trên bàn dễ thương, những phụ kiện hoặc món đồ hợp phong cách, tôi lại thấy phấn khích và muốn mua chúng.

Trong giai đoạn thất nghiệp, thay vì đặt mua luôn, tôi sẽ thêm chúng vào giỏ hàng trong vài ngày. Điều này giúp tôi bình tĩnh, từ đó dễ dàng phán đoán quyết định mua hàng của mình có thực tế hay không.

Kinh nghiệm của tôi là nếu bạn để quá nhiều thứ trong giỏ hàng thì sau một thời gian, bạn sẽ không còn muốn mua chúng nữa. Từ đó, bạn sẽ càng tiết kiệm được nhiều tiền hơn.

Nguồn: Cafebiz.vn