Đứa trẻ mê điện thoại di động và đứa trẻ cầm trên tay cuốn sách có TƯƠNG LAI hoàn toàn khác biệt: 2 thực tế tàn khốc cảnh tỉnh hàng triệu người!

Tại sao con nên hạn chế sử dụng điện thoại di động? Một bà mẹ đã đưa ra những nhận định thẳng thắn khiến nhiều phụ huynh bừng tỉnh!

Nửa đêm hôm qua, khi dậy đi vệ sinh, tôi vô tình nhìn thấy có ánh sáng phát ra từ cửa phòng của con gái tôi. Tôi đẩy cửa mở ra thì thấy con gái đang nằm trên giường mê mẩn xem những đoạn video ngắn mà không hề nhận ra sự có mặt của tôi. Nhớ lại những phản hồi gần đây của giáo viên rằng con gái tôi thường xuyên không tập trung trong lớp, thường xuyên buồn ngủ và liên tục ngáp.

Tôi giật lấy điện thoại và cấm con gái động vào điện thoại trong học kỳ này. Kết quả là con gái tôi lập tức nổi giận và hét lên ba câu hỏi liên tiếp:

“Tại sao lại thu điện thoại của con?”

“Ngày nào cũng học, học, học, tại sao con không được thư giãn?”

“Mọi người đều có thể chơi, tại sao con lại không thể?”

Khi đó tôi im lặng, vì không muốn đưa ra một câu trả lời chiếu lệ cho con. Sau một hồi suy nghĩ, tôi đã nghĩ ra cách để nói chuyện với con gái về việc sử dụng điện thoại di động:

"Nếu điện thoại di động và bài tập về nhà được đặt trước mặt, con sẽ chọn cái gì?” biết rõ câu trả lời của con, nhưng bà mẹ này có cách làm xoay chuyển tình thế đáng để học hỏi- Ảnh 1.

01

Những người không thể kiểm soát được ham muốn của mình cuối cùng sẽ bị ham muốn của mình kiểm soát

Tại sao con nên hạn chế sử dụng điện thoại di động?

Đó là bởi chơi điện thoại di động là một mong muốn chứ không phải là một nhu cầu. Nhu cầu là bản chất và một khi nó được thỏa mãn, nó sẽ biến mất.

Ví dụ, khi đói, con cần ăn. Khi con no, con sẽ không muốn ăn nữa. Khi buồn ngủ, con cần ngủ, đó là những nhu cầu.

Trong khi đó, ham muốn là thứ bên ngoài. Một khi được thỏa mãn một cách dễ dàng, nó sẽ ngày càng trở nên lớn hơn. Chẳng hạn, sau khi chơi điện thoại di động một giờ, con lại muốn chơi hai hoặc ba giờ, nếu mẹ không phản đối hoặc kiểm soát, con sẽ ngày càng nhiệt tình hơn.

Vậy cho nên, nhu cầu có thể được đáp ứng, nhưng ham muốn cần phải được kiểm soát.

Mẹ đã từng thấy một tin tức như vậy trước đây. Một bé gái 14 tuổi đến từ Thanh Đảo muốn chơi điện thoại di động để giết thời gian khi ở cùng bà trong bệnh viện.

Kết quả là vì không có ai theo dõi nên cô bé đã chơi suốt 81 giờ. Cô bé đã suýt đột tử vì không ngủ trong một thời gian dài.

Luo Zhenyu, người sáng lập ứng dụng “Get”, từng cảnh báo người dùng rằng: “Vương Giả Vinh Diệu cứ mười phút sẽ có điểm hấp dẫn, PUBG cứ ba phút sẽ có điểm hấp dẫn, trong khi đó, các video ngắn cứ một phút có một điểm hấp dẫn.”

Con gái, con cho rằng chơi điện thoại là không sao, nhưng ngay khi nhấc điện thoại lên, con đã rơi vào cạm bẫy của ham muốn rồi, con sẽ được dẫn dắt bởi các thuật toán dữ liệu lớn và bị choáng ngợp bởi sự kích thích giác quan không kiểm soát được.

Vì vậy, đừng bao giờ đánh giá quá cao khả năng tự chủ của bản thân, càng đừng đánh giá thấp sự cám dỗ của điện thoại di động.

Nếu không thể cưỡng lại ham muốn chơi với điện thoại di động, con sẽ chỉ có thể trở thành nô lệ của điện thoại di động.

Chỉ khi biết kiềm chế bản thân và chiến thắng ham muốn, con mới có thể làm chủ được cuộc đời mình.

Nếu con chọn chiều bản thân trong thời điểm con vốn nên làm việc chăm chỉ nhất, thứ còn lại với con sẽ chỉ là những tiếng thở dài vô tận trong tương lai.

Trong ngày họp phụ huynh học sinh, mẹ của một bạn học cùng lớp nhiều lần liên tiếp đứng nhất lớp đã lên sân khấu phát biểu và đưa ra một so sánh thú vị. Cô ấy hỏi các bạn học sinh trong lớp: “Nếu chúng ta đặt một quả chuối và một xấp tiền trước mặt một con khỉ, các con nghĩ con khỉ sẽ chọn cái gì?”

Các học sinh đồng thanh nói: “Quả chuối.”

“Vậy các con có nghĩ con khỉ đó ngu ngốc không?”

Các học sinh nhanh chóng trả lời: “Ngốc.”

“Vậy nếu điện thoại di động và bài tập về nhà được đặt trước mặt, các con sẽ chọn cái gì?”

Các học sinh ồ lên cười: “Điện thoại di động.”

Lúc đó người mẹ nói: “Đúng vậy, con khỉ ngốc rất giống với những học sinh các con. Con khỉ chỉ biết chuối trước mặt cầm lên là có thể ăn được, chứ không biết có tiền có thể mua được nhiều chuối hơn.

Các con hiện tại cũng chỉ biết rằng chỉ cần nhấc điện thoại lên là có thể ngay lập tức có được niềm vui mà đâu biết rằng chỉ cần chăm chỉ học tập thì con mới có được hạnh phúc cả đời.”

Con gái à, việc con có cuộc sống ra sao trong tương lai hoàn toàn phụ thuộc vào mọi lựa chọn của con hiện tại.

Khi con chọn cách nuông chiều bản thân trong thời điểm con đáng lẽ phải làm việc chăm chỉ nhất, vậy thì đừng ghen tị với thành tích của người khác.

Khi con lựa chọn sự thoải mái trong thời điểm con cần tiến bộ nhất, vậy thì đừng phàn nàn rằng cuộc sống không được như ý.

Con biết đấy, hối tiếc lớn nhất trên đời không phải là “tôi không thể”, mà là “tôi đã có thể”.

Vậy cho nên, hãy có tầm nhìn dài hạn, đừng để niềm hạnh phúc nhất thời trước mắt làm tê liệt ý chí của bản thân, cũng đừng để đam mê nhất thời biến thành sự hối tiếc cả đời.

Những đứa trẻ không thể buông bỏ điện thoại di động thường không có lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ cuộc sống tương lai của mình.

"Nếu điện thoại di động và bài tập về nhà được đặt trước mặt, con sẽ chọn cái gì?” biết rõ câu trả lời của con, nhưng bà mẹ này có cách làm xoay chuyển tình thế đáng để học hỏi- Ảnh 2.

02

Đằng sau niềm vui dễ dàng là một cái giá đắt

Chúng ta từng cùng nhau đọc một câu chuyện ngụ ngôn.

Người ta kể rằng hai anh em ngỗng trời và vịt cùng có một lý tưởng: làm những lữ hành gia.

Nhưng khi họ thực sự muốn bay đến một nơi xa xôi, vịt con lại tham lam sự thoải mái và hạnh phúc trước mắt, sợ bay sẽ rất mệt mỏi nên nhiều lần không muốn lên đường.

Năm này qua năm khác, ngỗng trời bay qua núi, vượt biển, trải nghiệm vô số cảnh đẹp chưa từng biết đến và nhìn thấy thế giới rộng lớn bao la.

Trong khi đó đôi cánh của vịt dần dần yếu đi, cơ thể chúng ngày càng nặng nề hơn, cuối cùng chúng không thể bay dù muốn và bị nhốt trong những chiếc chuồng nhỏ.

Con gái, một sợi dây cáp mạng, một chiếc điện thoại di động và một màn hình những đoạn video ngắn mà con không thể xem hết quả thực có thể giúp con tận hưởng niềm hạnh phúc vô tận trong một khoảng thời gian ngắn.

Nhưng con phải biết: mọi niềm vui dễ dàng có được đều đã được đánh dấu bằng một cái giá bí mật.

Khi con giống như một con vịt chỉ quan tâm đến khoái cảm, thứ con đánh mất cũng sẽ là năng lực quan trọng nhất của con.

Cuốn sách “Giáo dục hạn chế thời gian sử dụng màn hình” chỉ ra: Sự phát triển thần kinh của não người bắt đầu bằng việc “đặt nền móng” trước 5 tuổi và “xây nhà cao tầng” trong độ tuổi từ 6 đến 18.

Ở hai giai đoạn này, nếu não luôn chấp nhận những kích thích đơn giản như trò chơi, video ngắn thì có thể khiến não mất đi cơ hội thiết lập các cấu trúc kết nối nơ-ron phức tạp, và những vùng lâu ngày không được kích thích sẽ bị mặc định coi như “vô dụng” và không phát triển được nữa.

Kết quả cuối cùng là sự tập trung, trí tưởng tượng, khả năng tư duy… sẽ tụt hậu so với những đứa trẻ bình thường.

Đồng thời, cũng chính vì đã thích nghi và quen với niềm vui dopamine nhanh chóng, đơn giản và kịp thời, sau này khi học tập, chúng ta sẽ khó có thể lôi bản thân vào niềm hạnh phúc endorphin vốn cần tới sự nỗ lực, tư duy và tìm tòi.

Bộ não của con không sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, thử thách trong học tập. Đây là lý do tại sao nhiều bạn bị phân tâm và mất tập trung khi học. Chúng không thể học được gì, tất cả những gì chúng có thể nghĩ đến là “chơi điện thoại di động”. Vì khi đắm mình trong đó, con sẽ không cảm thấy đau đớn.

Khi thức dậy, sự siêng năng, kỷ luật, ý chí và tham vọng của con đã bị nuốt chửng, con hoàn toàn trở thành một người tách biệt bản thân với thực tế cuộc sống.

Nơi con dành thời gian quyết định cuộc sống mà con sẽ có.

Một nhà giáo dục từng chia sẻ một điều khá đáng suy ngẫm rằng: “Cho dù điện thoại của bạn có bị hỏng thế nào đi chăng nữa, bạn vẫn cần nó. Bởi vì có trò chơi nên nó đáng giá.

Dù trình độ học vấn của bạn có kém đến đâu, chỉ cần có kiến thức trong đầu thì xã hội cũng sẽ cần đến bạn.

Thứ bạn cần là trò chơi, còn thứ xã hội cần là kiến thức. Nếu hôm nay bạn không học, ngày mai bạn sẽ còn tệ hơn cả chiếc điện thoại di động. Đây là thực tế.”

Đúng vậy, nếu một người không có giá trị, vậy thì ai sẽ đồng hành cùng họ?

Một chiếc hộp rỗng có thể trở thành thùng rác khi chứa đầy rác, nhưng nó cũng có thể trở thành một hộp đựng bút hữu ích trên bàn khi được làm đầy bởi những chiếc bút.

Điều tương tự cũng xảy ra với bộ não của chúng ta.

Nếu đầu con chứa đầy kiến thức, nó sẽ trở nên vô giá. Nhưng nếu đầu con chứa đầy những thứ trống rỗng, vậy thì nó sẽ chỉ trở nên vô giá trị mà thôi.

Vậy cho nên, xin đừng lãng phí những năm tháng đẹp nhất, cũng đừng lãng phí tuổi trẻ của mình.

Zuo Pengfei, “cậu bé thiên tài” nhận mức lương hàng năm cao nhất 2 triệu USD của Huawei ngay sau khi tốt nghiệp, cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Làm gì có cái gọi là thiên tài? Tôi chỉ sử dụng thời gian mà người khác dành để chơi game ở trong phòng thí nghiệm mà thôi.”

Thời gian là sự tồn tại công bằng nhất và nó cũng là nguồn vốn lớn nhất của con lúc này.

Thay vì ghen tị với chiếc điện thoại di động trong tay người khác, chi bằng nhìn xuống cuốn sách trên tay mình.

Dù nặng nề và nhàm chán nhưng nó có thể đưa con đến một cuộc sống chứa đựng nhiều những khả năng hơn.

"Nếu điện thoại di động và bài tập về nhà được đặt trước mặt, con sẽ chọn cái gì?” biết rõ câu trả lời của con, nhưng bà mẹ này có cách làm xoay chuyển tình thế đáng để học hỏi- Ảnh 3.

03

Nếu hôm nay con chịu đựng thêm một chút khó khăn trong học tập thì ngày mai con sẽ có thêm một chút ngọt ngào trong cuộc sống.

Cuối cùng, mẹ muốn nói với con về nỗi đau, nó thực sự là gì.

Không thể phủ nhận rằng 6h dậy rất khó, làm bài tập và ghi nhớ rất mệt mỏi, vừa học ở trường vừa cần đi học thêm là rất khó chịu, và cũng rất khó kiên trì.

Nhưng điều con không biết là, ở đâu đó, nơi mà con không nhìn thấy:

Những người bán hàng ở chợ rau đã bận rộn từ 3h sáng, những công nhân vệ sinh đã làm việc từ 4h sáng.

Trên công trường, công nhân bất chấp thời tiết, không dám lười biếng; trên đường, những nhân viên giao hàng giao đồ ăn bất chấp mưa nắng, ngày đêm; trong các nhà hàng, các đầu bếp đứng hàng giờ không có được một bữa ăn tươm tất.

Sự vất vả của việc học là có hạn, nhưng phần thưởng lại rất lớn. Nó sẽ mang lại cho con nhiều sự lựa chọn hơn, mở ra nhiều khả năng hơn trong cuộc sống, giúp con có được cuộc sống mà con mong muốn.

Nhưng nỗi đau khổ của cuộc đời là vô tận. Thứ đau khổ này không thể nhìn thấy hay chạm vào được, nhưng nó sẽ tồn tại suốt đời. Và đây mới là nỗi đau khổ thực sự.

Tại sao mẹ lại nói với con điều này?

Bởi trong cuộc đời có một “quy luật bảo toàn đau khổ”, nghĩa là trong đời ai cũng sẽ phải chịu một lượng đau khổ nhất định, nó không tự nhiên biến mất, cũng không phát sinh mà không có lý do.

Mẹ không cho con chơi điện thoại di động vì mẹ muốn con là người có tính tự giác.

Bằng cách này, con có thể đứng ở một điểm xuất phát cao hơn trong tương lai, tự do lựa chọn nghề nghiệp mình thích, đi đến nơi mình muốn và sống một cuộc sống thực sự tự do.

Thay vì bị buộc phải kiếm sống, nuôi gia đình và sống một cuộc sống đầy mông lung.

"Nếu điện thoại di động và bài tập về nhà được đặt trước mặt, con sẽ chọn cái gì?” biết rõ câu trả lời của con, nhưng bà mẹ này có cách làm xoay chuyển tình thế đáng để học hỏi- Ảnh 4.

04

Goethe từng nói: “Ai đùa giỡn với cuộc đời sẽ chẳng đạt được gì; ai không làm chủ được mình sẽ mãi mãi là nô lệ”.

Con gái à, trưởng thành chỉ có một lần, mỗi một giai đoạn đều là một lần phát sóng trực tiếp. Nếu bỏ lỡ, con sẽ không thể quay lại.

Vì vậy, hãy ngừng bám vào điện thoại của con!

Không có gì thiết thực hơn sự kỷ luật tự giác và sự kiên trì.

Không có hạnh phúc nào lớn hơn việc được tự do làm chủ cuộc đời mình.

Mọi nỗ lực con làm ở hiện tại đều đang mở đường cho tương lai của con.

Trong tương lai, con chắc chắn sẽ cảm ơn bản thân vì những gì đã làm ngày hôm nay!

Nguồn: Cafebiz.vn