Một đời làm ngân hàng cho tôi bài học về tiền: Người ngoài thèm muốn vào ngành, người bên trong chỉ mong một đường thoát ly vì nỗi khổ ít ai biết đằng sau

Có cơ hội làm việc trong ngành ngân hàng đã đem đến cho tôi nhiều bài học về sự giàu có và tiền bạc

Một đời làm ngân hàng cho tôi bài học về tiền: Người ngoài thèm muốn vào ngành, người bên trong chỉ mong một đường thoát ly vì nỗi khổ ít ai biết đằng sau- Ảnh 1.

1. Bước một xây dựng sức mạnh tài chính: Hãy để bạn có “tính thanh khoản” cao

Trong tài chính, tính thanh khoản chỉ mức độ mà một tài sản bất kỳ có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đến giá trị thị trường của chúng. Khi đánh giá sức mạnh tài chính của khách hàng, một khía canh mà chúng tôi luôn cân nhắc là tính thanh khoản của các ngân hàng và khả năng duy trì dòng tiền đối với doanh nghiệp. Vê cơ bản, điều này giúp xem xét một thực thể có đủ tiền mặt hoặc các khoản tương đương để đáp ứng cam kết tài chính của mình trong thời gian nhất định (thường là 1 tháng).

Giả sử ngân hàng không có đủ tiền mặt dự trữ để hoàn thành các nghĩa vụ tài chính của mình ngay cả trong một tháng, thì ngân hàng đó sẽ bị coi là mất khả năng thanh toán (hoặc phá sản). Và không quan trọng nếu ngân hàng đó được ghi nhận có hàng triệu doanh thu trong những tháng tiếp theo thì nếu không có đủ tiền mặt cho tháng hiện tại, thì ngân hàng đó sẽ phá sản.

Chúng ta nên nghĩ về bản thân theo cách tương tự. Nếu bạn liên tục mua sắm đồ đạc, vay nợ hết người này đến người khác rồi đến khi cần đến tiền thì túi đã cháy sạch – bạn đang hoạt động như một thực thể mất khả năng thanh khoản. Do đó, hãy giữ mức chi tiêu ở dưới ngưỡng thu nhập kiếm được – đây là mục tiêu chính để cải thiện sức khỏe tài chính của bạn.

Một đời làm ngân hàng cho tôi bài học về tiền: Người ngoài thèm muốn vào ngành, người bên trong chỉ mong một đường thoát ly vì nỗi khổ ít ai biết đằng sau- Ảnh 2.

2. “Đừng bỏ hết trứng vào cùng một giỏ”

Nếu hoạt động của công ty phụ thuộc quá nhiều vào một người hoặc nhóm người thì doanh nghiệp sẽ đối mặt với rủi ro về “người chủ chốt”. Ví dụ gần đây Gerald Cotten – nhà đồng sáng lập, kiêm CEO của nền tảng tiền điện tử Quadriga, đột ngột qua đời một cách bí ẩn. Quadriga từng là sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất Canada, mặc cho những biến động chóng mặt trong ngành này. Nhiều loại tiền ảo do Quadriga quản lý không cần lưu trữ trực tuyến. Các tài khoản loại này được gọi là “ví nguội”, giúp người dùng giữ bảo mật tốt hơn.

Vấn đề nằm ở chỗ Quadriga nói Cotten là người duy nhất có thể đăng nhập vào những ví này. Hệ lụy là sau sự ra đi đột ngột của Cotten, Quadriga đã bị phá sản, đồng thời hàng nghìn nhà đầu tư, cũng như người dùng đã mất tiền vì họ không lường trước được tác động tiềm ẩn của rủi ro về “người chủ chốt”.

Tương tự như vậy, nếu bạn chỉ đang có một nguồn thu nhập hoặc dựa vào người khác để chu cấp tài chính cho bạn, bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt với rủi ro “người chủ chốt”. Đây là lý do tại sao việc đa dạng hóa thu nhập của bạn lại quan trọng đến vậy, ngay cả khi bạn không có công việc thứ hai, thứ ba mà chỉ xây dựng thêm nền tảng tài chính thông qua đầu tư. Và nhớ rằng, kể cả khi bạn có người chu cấp lâu dài về mặt tài chính, bạn vẫn nên có nguồn thu nhập của riêng mình.

Một đời làm ngân hàng cho tôi bài học về tiền: Người ngoài thèm muốn vào ngành, người bên trong chỉ mong một đường thoát ly vì nỗi khổ ít ai biết đằng sau- Ảnh 3.

3/ Hãy kiên nhẫn và tìm thấy con đường của chính mình

Xung quanh tôi, nhiều người thường nhìn vào những nhân viên làm trong ngân hàng và mức lương của họ, sau đó cho rằng nếu cũng ở vị trí đó, mọi lo lắng về tài chính sẽ được xoa dịu. Tuy nhiên, tôi có thể nói với bạn rằng, kể cả những nhân viên ngân hàng cũng nói điều tương tự với những người làm trong quỹ đầu tư tư nhân và quỹ đầu cơ. Với mỗi “cấp độ” đạt được, bạn sẽ mong muốn đạt được “cấp độ” cao hơn và niềm mong muốn khó dừng lại được. “Cấp độ” ở đây tôi không chỉ nói về tiền nong mà còn là nhiều khía cạnh khác của cuộc sống.

Nhưng tôi nhận ra, vào cuối ngày, có nhiều tiền hơn không có nghĩa là bạn sẽ quản lý tiền của mình tốt hơn như mọi người vẫn nghĩ. Thậm chí, có nhiều tiền hơn còn có thể khiến bạn hoang phí, làm nảy sinh nhiều mong muốn không tốt hơn so với thời điểm hiện tại. Nói cách khác, đi kèm với sự khao khát có nhiều tiền hơn, bạn hãy học cách quản lý thật tốt những thứ mình đang có. Để rồi khi bạn đã thực sự trở nên giàu có và dư dả tài chính, bạn có thể làm chủ được đồng tiền thay vì để tiền chi phối chính mình.

Nguồn: Cafebiz.vn