Chú ruột lên thành phố sống cùng, được 1 tháng, ông cụ nằng nặc đòi về: Ngày con trai cưới, tôi bật khóc khi mở phong bao đỏ

Những thứ quên trong chiếc phong bao đỏ khiến vợ chồng người đàn ông này phải suy ngẫm nhiều.

Tôi tên là Lưu Hướng Đông (Trung Quốc), năm nay 50 tuổi. Tôi là con út trong gia đình có 3 chị em. Không được may mắn như nhiều người, khi tôi mới 12 tuổi, bố mẹ đã qua đời trong một vụ tai nạn giao thông.

Bất đắc dĩ, chú tôi trở thành người nuôi nấng và bảo ban 3 chị em tôi suốt những năm tháng đó. Ở với chú, tôi có điều kiện sống không thua kém gì các bạn đồng trang lứa. Tôi còn nhớ hồi đó, cứ đến cuối tuần, chú lại đưa tôi đi chơi. Chú mua cho tôi đủ thứ đồ chơi và và những loại đồ ăn vặt mà tụi nhỏ hồi đó rất thích.

Một phần vì mải mê chăm lo các cháu, một phần bị người yêu bỏ đi lấy chồng, chú quyết định không kết hôn, sống một mình. Thời gian trôi qua, ông bà tôi qua đời. Chú chỉ còn 3 chị em tôi là người thân.

Sau này lên thành phố học và lập nghiệp, tôi luôn cố gắng sắp xếp thời gian để ít nhất 1 lần mỗi tháng về thăm chú. Biết chú sống một mình ở quê rất buồn, nhiều lần vợ chồng tôi ngỏ ý mời lên thành phố sống cùng. Song chú luôn cười và nói rằng vẫn có thể tự chăm sóc được bản thân nên không muốn phiền đến ai. Nếu sau này đau ốm, chú sẽ vào viện dưỡng lão chứ không ở chung với ai.

Chú ruột lên thành phố sống cùng, được 1 tháng, ông cụ nằng nặc đòi về: Ngày con trai cưới, tôi bật khóc khi mở phong bao đỏ- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Từ lâu, trong thâm tâm, vợ chồng tôi luôn coi chú như cha nên chắc chắn không để điều này sẽ diễn ra. Năm ngoái, không hiểu lý do gì, chú ngỏ ý muốn lên sống cùng vợ chồng tôi. Ông cụ nói rằng lâu rồi không cảm nhận được bữa cơm gia đình ấm cúng nên muốn lên nhà tôi chơi vài tháng.

Tất nhiên, khi nhận được thông tin này, vợ ngay lập tức giục tôi lái xe về quê để đón chú lên nhà. Trước đó, vợ chồng tôi còn cẩn thận dọn dẹp nhà cửa như chuẩn bị đón Tết. Chúng tôi sửa sang lại căn phòng trống, dọn dẹp lại ban công và mua sẵn 1 chiếc ghế xếp đặt ngoài đó để chú có thể ngồi hóng gió.

Thậm chí, vợ tôi còn gọi điện hỏi trước chú tôi thích ăn món gì để thết đãi. Cô ấy lên hẳn Internet học nấu món ăn chú thích để có thể làm được hương vị chuẩn nhất.

Có chú lên chơi, buổi trưa, vợ chồng tôi thường về nhà ăn cơm thay vì ăn ngoài. Vào những tối cuối tuần, gia đình lại đổi món với những bữa ăn ở ngoài hàng. Có tuần sau khi đã hoàn thành KPI, vợ chồng tôi lại đưa chú đi đến một số địa điểm du lịch ở ngay ngoại thành. Nhìn thái độ, tôi thấy ông cụ rất hào hứng khi được cùng con cháu trải nghiệm những thứ mới mẻ nên vô cùng yên tâm.

Thời gian trôi qua, sau 1 tháng sống cùng gia đình tôi, chú đòi về quê. Vợ chồng tôi có gặng hỏi lý do. Song, ông cụ chỉ nói rằng về quê có việc phải làm. Chúng tôi cố gắng níu giữ bằng giá nào, chú vẫn nhất quyết đòi về.

Tôi cũng thuyết phục chú về quê nếu không tự chăm sóc được bản thân có thể thuê bảo mẫu nhưng ông cụ từ chối. Vợ tôi gợi ý đến việc có thể lắp camera. Nếu có tình huống gì không may xảy ra, vợ chồng tôi ở trên này có thể quan sát nhằm về kịp. Tuy nhiên, chú cũng gạt đi đề xuất này.

Sau khi đưa chú về nhà, suốt một thời gian dài sau đó, vợ chồng tôi luôn trăn trở, không biết mình đã phạm sai lầm gì, để ông cụ không hài lòng mà phải về sớm như vậy. Bởi theo kế hoạch, chú nói sẽ lên chơi ở nhà tôi ít nhất 3 tháng.

Mọi chuyện dường như được sáng tỏ cho đến tháng 1 năm nay, tôi về quê để mời chú lên dự đám cưới của con trai tôi. Sau bữa tiệc ngày hôm đó, chú có đưa cho tôi một chiếc phong bì đỏ khá dày rồi trở về quê luôn.

Chú ruột lên thành phố sống cùng, được 1 tháng, ông cụ nằng nặc đòi về: Ngày con trai cưới, tôi bật khóc khi mở phong bao đỏ- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Cho đến khi thu xếp xong công việc, tôi và vợ bình tĩnh mở món quà của chú ra. Điều không ngờ bên trong là một tờ giấy thừa kế một mảnh đất của chú dành cho con trai tôi kèm theo đó là một lá thư tay.

Mở lá thư ra nhìn những dòng chữ, tôi biết đây là lời nhắn của chú. Ông cụ viết: “Lưu Hướng Đông à, bây giờ, chú mới có dịp để cảm ơn vợ chồng con về 1 tháng đón tiếp rất tận tình. Chú biết vợ chồng con là những đứa trẻ hiểu thảo. Chú muốn về không phải vì các con đã làm điều gì phật ý. Chỉ đơn giản là sau 1 thời gian ở thành phố, chú thấy buồn.

Trước đây, ở quê một mình chú muốn thử cuộc sống bên cạnh con cháu xem có vơi bớt sự cô đơn không. Song có lẽ cuộc sống ở thôn quê gần gũi với bà con hàng xóm khiến chú vui hơn.

Hôm nay là ngày vui của gia đình con nên chú muốn tặng một món quà nhỏ này đến cháu trai. Hãy nhận nó và thường xuyên về chơi với chú nhiều hơn nhé! Chú nhớ các con và những bữa cơm đông đủ gia đình lắm”.

Đọc xong lá thứ này, vợ chồng tôi oà khóc. Hoá ra người cao tuổi ở những năm tháng cuối đời họ có nhiều nỗi niềm như vậy. Họ mong muốn được gần con cháu nhưng lại không thể quen với cuộc sống ở nơi phố thị. Để giải quyết vấn đề này, những người làm con như chúng ta cần quan tâm và dành thời gian cho cha mẹ già nhiều hơn bằng cách hãy trở về khi có thể.

Nguồn: Cafebiz.vn