Những người tin rằng họ có thể thay đổi vận mệnh của mình, bất kể nguồn gốc của họ, sẽ tiến xa hơn những người hay bỏ cuộc.
Một nghiên cứu kéo dài 25 năm của Đại học Harvard đã cho chúng ta một câu trả lời bất ngờ: Không phải nguồn gốc quyết định số phận con người.
Trước hết phải kể đến một hiện tượng tưởng chừng lạ lùng nhưng lại rất thú vị đó là “hiệu ứng súp gà”. Bạn có thường nghe người ta nói “Bạn có thể làm được!”, “Kiên trì là chiến thắng!” và những câu nói mang lại năng lượng tích cực khác?
Mặc dù những lời này nghe có vẻ sáo rỗng nhưng chúng có cơ sở lý thuyết hỗ trợ trong Tâm lý học, đó là ” Lời tiên tri tự ứng nghiệm”. Nói một cách đơn giản, khi một người tin rằng họ có thể thành công, họ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, kiên trì hơn và cuối cùng có nhiều khả năng thành công hơn.
Một nghiên cứu của Harvard cho thấy những người tin rằng họ có thể thay đổi vận mệnh của mình, bất kể nguồn gốc của họ, sẽ tiến xa hơn những người hay bỏ cuộc.
Chúng ta hãy nhìn vào “tính dẻo” (Neuroplasticity) của não. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng bộ não giống như chất dẻo và có thể “nhào” thành nhiều hình dạng khác nhau. Điều này có nghĩa là dù xuất phát điểm của một người có thấp đến đâu thì thông qua việc học tập và luyện tập không ngừng, bộ não của họ có thể trở nên thông minh và dễ thích nghi hơn.
Nghiên cứu kéo dài hàng chục năm
Nghiên cứu của Harvard cho thấy những người tiếp tục thử thách bản thân và học hỏi kỹ năng mới, bất kể nguồn gốc của họ, cuối cùng đều có thể sống cuộc sống mà họ mong muốn.
Vậy tác động của vòng tròn xã hội là gì? Người xưa có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bạn bè và đồng nghiệp xung quanh họ có thể có tác động rất lớn đến hành vi và giá trị của họ.
Một nghiên cứu của Harvard cho thấy những người ở trong các nhóm xã hội tích cực, tiến bộ thường có động lực và ảnh hưởng tích cực, do đó đạt được thành công lớn hơn.
Và những người bị bao quanh bởi vòng luẩn quẩn tiêu cực, lười biếng rất dễ bị kéo xuống, cho dù nền tảng gia đình có tốt đến đâu. Vì thế, việc chọn ai để kết bạn thực sự rất quan trọng!
Bên cạnh đó, “động lực nội tại”, những phần thưởng, hình phạt cũng rất quan trọng. Đây cũng là những điều có thể thúc đẩy một người tiến về phía trước. Nghiên cứu của Harvard cho thấy những người có động lực nội tại mạnh mẽ, ngay cả khi không có xuất thân nổi bật, vẫn có thể vạch ra con đường khác thường thông qua nỗ lực của chính họ.
Tất nhiên, chúng ta không thể bỏ qua vai trò của môi trường. Có một khái niệm trong tâm lý học gọi là “ảnh hưởng của môi trường”. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một môi trường gia đình hỗ trợ, nguồn lực giáo dục tốt và môi trường xã hội lành mạnh thực sự có thể mang lại nhiều lợi ích cho con người.
Nhưng ngay cả những người lớn lên trong hoàn cảnh bất lợi cũng có thể xoay chuyển vận may nếu họ tiếp xúc với những ảnh hưởng tích cực. Có rất nhiều ví dụ trong nghiên cứu của Harvard: Trẻ em lớn lên trong hoàn cảnh nghèo khó, có động lực phát triển thông qua trường học, cộng đồng hoặc các kênh khác cuối cùng vẫn thành công.
Nghiên cứu cho thấy những người có năng lực bản thân cao thường sẵn sàng chấp nhận thử thách, có khả năng đương đầu với khó khăn tốt hơn và cuối cùng đạt được thành tựu.
Tâm lý học cho chúng ta biết rằng các yếu tố như niềm tin, vòng tròn xã hội, động lực nội tại, môi trường, năng lực bản thân,… đều ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh của một người. Bằng cách điều chỉnh những khía cạnh này, mỗi chúng ta có thể kiểm soát được vận mệnh ở mức độ nào đó.
Tư duy tăng trưởng
Đâu là yếu tố quyết định đến việc thay đổi số phận ở một người? Đó chính là tư duy tăng trưởng.
“Tư duy tăng trưởng” được phát triển bởi Giáo sư Tâm lý học Carol Dweck của Đại học Stanford. Nói một cách đơn giản, những người có tư duy tăng triển tin rằng khả năng và trí thông minh của họ có thể liên tục được cải thiện thông qua sự chăm chỉ và học tập.
Nghiên cứu cho thấy những người có tư duy này sẵn sàng chấp nhận thử thách hơn, học hỏi tốt hơn từ những thất bại và kiên cường hơn khi gặp khó khăn. Nghiên cứu của Harvard cũng phát hiện, những người có thể thành công trong những điều kiện bất lợi thường có tư duy cầu tiến.
Cụ thể, họ coi thất bại là cơ hội để học hỏi hơn là bằng chứng của sự thiếu năng lực. Họ sẽ tiếp tục tìm kiếm những cách mới để giải quyết vấn đề thay vì lần lượt bị đánh bại bởi những thất bại. Lối suy nghĩ này cho phép họ duy trì thái độ tích cực, lạc quan khi gặp khó khăn, từ đó tìm ra con đường dẫn đến thành công.
Một ví dụ khác, nếu một người gặp phải nút thắt trong sự nghiệp, người có tư duy cố định (Fixed Mindset) có thể cho rằng mình không đủ năng lực và từ bỏ nỗ lực của mình. Những người có tư duy phát triển sẽ nghĩ rằng họ chưa tìm ra phương pháp phù hợp và sẽ tiếp tục thử các phương pháp khác nhau cho đến khi tìm ra cách giải quyết vấn đề.
Chính thái độ cố gắng và học hỏi không ngừng này đã giúp họ tiếp tục cải thiện và cuối cùng thành công trong nhiều môi trường khác nhau.
Tóm lại, mặc dù nguồn gốc của một người sẽ ảnh hưởng đến xuất phát điểm của một người ở mức độ nhất định. Nhưng điều thực sự quyết định số phận của một người là lối suy nghĩ, niềm tin, động cơ, xã hội và các yếu tố tâm lý khác.
Bằng cách nuôi dưỡng tư duy phát triển, nâng cao năng lực bản thân, lựa chọn các nhóm xã hội tích cực và luôn được thúc đẩy bởi động lực nội tại, mọi người đều có thể tiến xa hơn trên con đường của riêng mình.
Tư duy phát triển bắt đầu bằng việc thay đổi cách bạn nghĩ về thất bại. Thất bại không phải là sự kết thúc mà là cơ hội để học hỏi. Sau mỗi lần thất bại, đừng vội đổ lỗi cho bản thân mà hãy suy ngẫm kỹ để tìm ra nguyên nhân thất bại và suy nghĩ cách cải thiện ở lần sau.
Thứ hai, hãy duy trì tính tò mò và khao khát kiến thức. Chỉ bằng cách không ngừng học hỏi kiến thức mới và thử những điều mới, bạn mới có thể tiếp tục tiến bộ. Bạn có thể mở rộng kiến thức và tầm nhìn của mình bằng cách đọc sách, tham gia các khóa đào tạo hoặc giao tiếp với người khác.
Ngoài ra, hãy học cách đặt ra những mục tiêu hợp lý. Mục tiêu không nên quá dễ hoặc quá khó. Nó phải mang tính thử thách và có thể đạt được bằng cách làm việc chăm chỉ. Sau khi đạt được một mục tiêu nhỏ, hãy đặt ra mục tiêu mới và dần dần nâng cao khả năng cũng như sự tự tin.
Cuối cùng, hãy duy trì sự tự gợi ý tích cực. Sau khi thức dậy vào mỗi buổi sáng, hãy dành cho mình một số gợi ý tâm lý tích cực , chẳng hạn như “Hôm nay tôi chắc chắn sẽ vượt qua được khó khăn” và “Tôi có khả năng giải quyết vấn đề”. Những tín hiệu tích cực này giúp duy trì thái độ tốt và nâng cao ý thức về năng lực bản thân.
Thông qua những phương pháp này, mỗi chúng ta có thể phát triển tư duy phát triển, giúp bản thân có thêm sự tự tin và khả năng vượt qua khó khăn và đạt được mục tiêu khi đối mặt với nhiều thử thách khác nhau.
Theo Toutiao
Nguồn: Cafebiz.vn