70 tuổi, sống ở nhà con trai, ông già bị con dâu chê nấu ăn tệ, lề mề, con trai mắng là ‘không biết tiết kiệm tiền!’ chỉ vì đi một chuyến taxi

Ông Ngô tưởng rằng sống cùng con cháu sẽ nhận được sự quan tâm, chăm sóc. Không ngờ, ông lại bị con trai trách mắng thậm tệ chỉ vì một chuyện nhỏ.

Trong cuộc sống, nhiều người cao tuổi không muốn sống cùng con cái. Khi được hỏi về vấn đề này, một số người già đưa ra ba lý do.

Thứ nhất, họ cảm thấy thói quen sinh hoạt giữa hai thế hệ khác nhau, do đó khi sinh sống cùng con cái thường xuyên xảy ra những xung đột không đáng có.

Thứ hai, nhiều người già cảm thấy họ giống như những người bảo mẫu không lương trong nhà con cái. Thứ ba, họ cảm thấy không có nhiều thời gian dành cho các hoạt động của riêng họ như gặp gỡ bạn bè, đi chơi xa,…

Ông Ngô cũng là một trong số những người già không muốn sống cùng con cái. Năm nay, ông Ngô đã 70 tuổi, vợ ông mất được 5 năm. Hiện tại ông đang sống với gia đình con trai.

Sở dĩ ông lựa chọn sống với con trai và con dâu không phải do cảm thấy cô đơn mà vì cháu nội. Từ khi vợ qua đời, trách nhiệm chăm sóc cháu trai đổ lên vai ông. Con trai và con dâu đều phải đi làm, không có thời gian chăm sóc con cái. Mỗi ngày sau khi cháu trai tan học, ông Ngô thường cùng cậu bé đi bộ về nhà. Đây là khoảng thời gian hạnh phúc hiếm hoi của ông có thể cùng cháu trai nói chuyện, cười đùa vui vẻ.

70 tuổi, sống ở nhà con trai, ông già bị con dâu chê nấu ăn tệ, lề mề, con trai mắng là 'không biết tiết kiệm tiền!' chỉ vì đi một chuyến taxi- Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Khi vợ ông Ngô qua đời, cháu nội mới hơn 3 tuổi, ông vừa phải đưa đón cháu đi học, chơi đùa cùng cháu, vừa một tay lo liệu những công việc trong nhà như mua sắm, nấu nướng, dọn dẹp,… Khi cháu trai đi học Tiểu học, ông muốn về quê sinh sống và dùng tiền lương hưu của mình làm chi phí sinh hoạt nhưng không nhận được sự chấp thuận của con trai và con dâu. Họ không muốn ông về quê vì sợ không có ai lo liệu việc nhà. 

Trong quá trình sống tại nhà các con, ông Ngô thường xuyên bị con dâu trách móc rằng nấu ăn không ngon, làm việc gì cũng chậm chạp,…

Dù đã cao tuổi nhưng việc lớn, nhỏ gì trong nhà cũng tới tay

Kể từ khi cháu trai đi học Tiểu học, ông Ngô lại càng bận rộn hơn. Sáng sớm, ông phải đưa cháu đi học. Buổi trưa, ông lại hối hả đưa cháu về nhà ăn cơm, nghỉ ngơi. Tới chiều, ông lại phải đưa cháu trai đi học sớm và đón cháu về nhà sau khi tan học. Do dạ dày của cháu trai yếu, con trai và con dâu không muốn để đăng ký bán trú tại trường cho cậu bé. Vì vậy, mỗi ngày, ông luôn phải đi lại nhiều lần như thế.

Các con của ông thường phải thức đêm để hoàn thành công việc. Ngoài ra, vào những ngày cuối tuần, con trai và con dâu còn phải làm thêm giờ hoặc đi giao lưu, gặp gỡ đối tác. Họ thậm chí còn không quan tâm khi thấy con cái bị ốm đau. Chẳng hạn mới đây, con trai họ bị sốt cao phải nhập viện, chỉ có ông Ngô ở bên cạnh lo lắng, chăm nom cho cháu.

Dù rất muốn về quê an hưởng tuổi già, nhưng bác Ngô quyết định sẽ tiếp tục ở lại nhà con trai. Không phải do bị con trai và con dâu phản đối mà vì ông không đành lòng để cháu trai phải buồn tủi, cô đơn. Do nhận được nhiều tình yêu thương từ ông nội, cháu trai rất thích trò chuyện và chơi đùa cùng ông.

70 tuổi, sống ở nhà con trai, ông già bị con dâu chê nấu ăn tệ, lề mề, con trai mắng là 'không biết tiết kiệm tiền!' chỉ vì đi một chuyến taxi- Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Bị con trai coi thường, đối xử không ra gì

Một lần, sau khi đưa cháu trai đi học, ông Ngô vô tình làm rơi chìa khóa vào cặp sách của cậu bé. Không còn cách nào khác nên ông đành gọi điện cho con trai và con dâu nhờ gửi chìa khóa về nhà. Tuy nhiên, người con trai đang bận làm việc nên không thể về nhà luôn. 

Khi bác gọi cho con dâu, cô ấy bắt ông tự lên công ty nơi bản thân làm việc để lấy chìa khóa. Chỗ làm của con dâu cách nhà khá xa. Do cháu trai sắp tan học, ông Ngô sợ rằng nếu đi xe bus như mọi ngày sẽ không kịp đón cháu nên quyết định bắt taxi để tới công ty con dâu lấy chìa khóa. Sau khi lấy được chìa khóa, ông đã phải vội vàng thúc giục tài xế để đón cháu ở trường. Tuy nhiên, khi đến trường vẫn bị quá muộn, cháu đã được con trai đón về.

Vừa về tới nhà, con trai mắng xối xả bác Ngô. Anh trách móc bố lẩm cẩm đến nỗi quên chìa khóa, không biết tiết kiệm chỉ vì gọi xe taxi. Bác Ngô buồn tủi, không đáp lại một lời. Chỉ có cháu trai là hiểu chuyện, bênh vực ông nội: “Suốt bao năm qua, bố mẹ không biếu ông nội một xu nào, ông tự bỏ tiền túi ra để đi taxi thì có gì sai? Ông già rồi nên không được minh mẫn, bố mẹ không gửi chìa khóa về nhà lại bắt ông phải tự đi một quãng đường xa để lấy”.

Lời nói của cậu bé khiến con trai ông Ngô không nói nên lời. Dù không được con trai, con dâu đối xử tốt, ông Ngô vẫn may mắn khi nhận được sự yêu thương, quan tâm từ cháu trai. Mỗi khi hai ông cháu cùng băng qua đường, cậu bé sẽ chủ động dìu ông nội. Khi thấy ông đang bận rộn trong bếp, cậu bé sẽ chủ động bưng món ăn lên và trò chuyện.

Hiện ông Ngô đã tuổi cao, sức yếu. Sức khỏe của ông trở nên sa sút khiến việc quán xuyến nhà cửa dần trở nên chậm chạp hơn. Ông bày tỏ rằng không biết mình có thể chăm sóc cháu trai được bao lâu. Tuy nhiên, chỉ cần bản thân còn có thể đi lại, tinh thần minh mẫn, ông sẵn sàng dành toàn bộ thời gian để quan tâm tới cháu trai.

Nguồn: Cafebiz.vn