Câu hỏi tuyển dụng vị trí Giám đốc sản phẩm ‘Làm sao bạn có thể nói cho tôi biết đó là màu vàng nếu tôi không thể nhìn thấy nó?’: Câu trả lời khiến ai nấy choáng váng!

Bạn trả lời thế nào không quan trọng, mấu chốt là cách suy nghĩ của bạn. Có vậy mới lọt được vào ‘mắt xanh’ của nhà tuyển dụng.

“Nếu có dị vật trong mũi tôi, bạn sẽ nhắc nhở tôi như thế nào?”

Khi câu hỏi phỏng vấn này được đưa ra, đã có rất nhiều tranh luận trên mạng xã hội.

“Thật vô vị, hay là chúng ta cùng lấy dị vật ra…”

“Tại sao phải nhắc nhở? Anh không tự cảm nhận được ư?”. 

Sau khi xem những câu trả lời này, họ đã cười rất nhiều.

Nhưng chế giễu là chế giễu, những câu trả lời như vậy rõ ràng không giúp bạn thêm điểm trong cuộc phỏng vấn.

Hãy để tôi chia sẻ với bạn một số nhận xét được đánh giá cao từ một số cư dân mạng.

Câu trả lời 1: “Xin người phỏng vấn một tờ giấy, nói xin lỗi vì tôi bị cảm và lau mũi, sau đó lấy hai tờ đưa cho anh ta một tờ.”

Câu trả lời 2: “Dạo này tôi khá nhạy cảm. Mũi tôi lúc nào cũng khó chịu và có cảm giác như có vật gì đó lạ lạ trong mũi. Anh có cảm thấy như vậy không?”

Câu trả lời 3: “Tôi nghe thấy âm mũi khi anh nói chuyện. Anh có cần khăn giấy không?”

Một số người gọi đây là trí tuệ cảm xúc EQ. Một số người lại cho rằng nói chuyện như vậy rất mệt mỏi, tôi tới tìm việc, không phải tới dỗ dành ai cả.

Có một cuộc phỏng vấn kinh điển trong một bộ phim có tên “Mưu cầu hạnh phúc” như sau: Một ngày trước buổi phỏng vấn xin việc, nhân vật chính Chris vì tiền thuê nhà nên đã sơn lại nhà miễn phí cho chủ nhà. Cũng trong khoảng thời gian này, anh bị bắt và phải ở lại đồn cảnh sát một đêm vì không trả tiền phạt đậu xe.

Khi mọi điều xui xẻo này qua đi, anh chỉ có thể mặc bộ quần áo dính sơn và lao đến địa điểm phỏng vấn trong bộ dạng nhếch nhác.

Khi người phỏng vấn nhìn thấy Chris, anh ta buột miệng: “Bạn nghĩ gì nếu một anh chàng không mặc áo sơ mi đến phỏng vấn? Bạn sẽ nghĩ gì nếu tôi thuê anh chàng này?”

Không khí bỗng trở nên vô cùng gượng gạo. Nhưng Chris đã giải tỏa mọi bối rối chỉ bằng một câu nói: “Vậy thì chiếc quần anh ta mặc chắc chắn phải rất lịch sự”.

Cuối cùng, Chris đã được tuyển dụng ngay tại chỗ trong tiếng cười của tất cả những người phỏng vấn.

Nơi làm việc cũng là một “môi trường của các mối quan hệ”.

Bạn có quyền không thích sự hoa mỹ, nhưng ai lại từ chối một đồng nghiệp, một nhân viên biết cách ăn nói và có đạo đức? Trong các cuộc phỏng vấn, thứ để đánh giá thường không phải là bản thân câu hỏi, đó là cách để nhìn nhận toàn diện về cách tư duy, kinh nghiệm, giá trị, tính cách… của một cá nhân. Nói cách khác, đó là để người phỏng vấn đánh giá cao con người bạn và nghĩ rằng bạn là một người có tiềm năng chứ không phải “câu trả lời” của bạn không tồi.

Câu hỏi tuyển dụng vị trí Giám đốc sản phẩm ‘Làm sao bạn có thể nói cho tôi biết đó là màu vàng nếu tôi không thể nhìn thấy nó?’: Câu trả lời khiến ai nấy choáng váng! - Ảnh 1.

“Vương tổng năm nay đã 90 tuổi, 10 năm sau ông ấy sẽ bao nhiêu tuổi?”. Tôi tin rằng nhiều người, giống như tôi, đã đặt ra rất nhiều dấu hỏi khi lần đầu tiên nhìn thấy câu hỏi này. Người phỏng vấn có chắc đây là câu hỏi phỏng vấn chứ không phải câu hỏi toán tiểu học?

90+10=100, một người lớn thông thường, ai lại làm sai phép toàn này?

Nhưng đó không phải là tất cả. Câu hỏi nói “10 năm sau”, nhưng lại không nói rõ cụ thể là bao nhiêu năm, 11 năm là 10 năm sau, 12 năm cũng là 10 năm sau…

Câu trả lời chính xác nhất là: 10 năm sau, Vương tổng ít nhất cũng 100 tuổi. Vậy, chúng ta có được câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi này rồi phải không? Không, vẫn chưa kết thúc.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Vương tổng đột ngột qua đời trong 10 năm này? Vậy thì 10 năm sau, tuổi của ông cũng chỉ có thể tính bắt đầu từ năm mất. Có lẽ tới đây bạn sẽ nghĩ, có nhất thiết phải phức tạp như vậy hay không? Nhưng nếu để ý kỹ hơn, bạn sẽ chợt nhận ra rằng lối suy nghĩ quán tính sẽ giết chết con người! Câu hỏi này không phải là kiểm tra xem bạn có biết hay không, mà là kiểm tra xem bạn có nghĩ ra được nó hay không, có thể tư duy kỹ lưỡng và sâu hơn hay không.

Một bộ chuyển đổi phương trình rất kinh điển:

1+1=1;

1+2=1;

3+4=1;

5+7=1;

6+18=1;

Câu hỏi: Có đúng không?

Bản năng đầu tiên của nhiều người là: không thể, hoàn toàn không thể.

Nhưng nếu chúng ta thêm một đơn vị sau mỗi số thì sao?

1 dặm + 1 dặm = 1 km;

1 tháng + 2 tháng = 1 quý;

3 ngày + 4 ngày = 1 tuần;

5 tháng + 7 tháng = 1 năm;

6 giờ + 18 giờ = 1 ngày;

Suy nghĩ của bạn có đột nhiên mở ra hay không? Nếu áp dụng cách này, bạn sẽ có thể nghĩ ra thêm rất nhiều phương trình khác. Xét cho cùng, câu hỏi phỏng vấn không chỉ đơn thuần là một phép tính toán học đơn giản, nó kiểm tra sự hiểu biết của bạn về công việc và cuộc sống thực tế.

Thật khó để một người bảo thủ và thích đi vào ngõ cụt có thể thăng tiến ở nơi làm việc.

Câu hỏi tuyển dụng vị trí Giám đốc sản phẩm ‘Làm sao bạn có thể nói cho tôi biết đó là màu vàng nếu tôi không thể nhìn thấy nó?’: Câu trả lời khiến ai nấy choáng váng! - Ảnh 2.

“Làm sao bạn có thể nói cho tôi biết đó là màu vàng nếu tôi không thể nhìn thấy nó?” – Đây là câu hỏi phỏng vấn của một công ty Internet lớn với mục đích tìm kiếm giám đốc sản phẩm.

Có người nói đơn giản, không cần phải nhìn thấy, có thể ngửi thông qua mùi hương: hoa hướng dương, hoa cúc… Cũng có thể nhận biết thông qua sự tiếp xúc: ánh nắng, đôi chân trên bãi biển… Hay thông qua cảm giác vị giác: chuối, cam, dứa…

Điều quan trọng là phải cho người khác biết “màu vàng” là gì thông qua các giác quan khác ngoài thị giác. Nhưng đừng quên, bạn tới đây để làm gì?

Hãy cùng xem tư duy của một giám đốc sản phẩm: Không nhìn thấy gì, là do bẩm sinh hay do một sự cố nào đó sau này tạo thành? Nếu là bẩm sinh thì có nghĩa là người đó không có khái niệm về màu vàng; nhưng nếu là lí do phía sau thì chắc hẳn họ cũng đã có những hiểu biết nhất định về màu sắc?

Mục đích của việc để một người không nhìn thấy gì biết đó là màu vàng là gì? Là để cho phép anh ta tiếp thu kiến thức về những điều chưa biết và giúp cuộc sống tương lai của anh ta thuận tiện hơn, hay để thỏa mãn sự tò mò của một người và mang lại cho anh ta sự thỏa mãn về mặt tâm lý?

Sau đó, mới dùng các giác quan khác để miêu tả cho họ về màu vàng một cách có chủ đích. “Người không nhìn thấy gì” ở đây ám chỉ người dùng, còn “màu vàng” tượng trưng cho sản phẩm.

Cốt lõi của câu hỏi này là đứng từ góc độ của người dùng và giải thích các khái niệm mà người dùng không hiểu theo cách mà người dùng có thể hiểu được. Làm cho màu vàng có thể tiếp cận được với “người mù” là điều dễ dàng, nhưng nó đòi hỏi một loạt các bước hợp lý và khả thi để khiến “màu vàng” đi sâu vào lòng người.

Có một câu thoại nổi tiếng trong phim “Bố già”: “Những người có thể nhìn thấy bản chất của sự vật trong nửa giây và những người mất cả đời cũng không thể nhìn thấy bản chất của sự vật, rõ ràng sẽ có những số phận khác nhau.”

Khả năng tư duy logic của bạn càng mạnh, khả năng thực hiện và giải quyết vấn đề của bạn càng mạnh. Suy cho cùng, không có công ty nào muốn tuyển một người chỉ nói giỏi hơn làm.

Có người từng hỏi: Câu hỏi phỏng vấn có thể định nghĩa chính xác một con người không? Không, nhưng nó cho thấy cách suy nghĩ của bạn.

Wang Wei, người sáng lập công ty SF Express, từng nói: “Thành công của một người có thể là ngẫu nhiên, nhưng nếu thành công lâu dài, người đó phải độc đáo theo cách riêng của mình, suy nghĩ và hành vi của người đó có thể khác với những người khác.”

Vì lối suy nghĩ khác nhau nên những người khác nhau dù làm cùng một việc cũng sẽ cho ra kết quả hoàn toàn khác nhau.

Trong cuộc sống, có thể chúng ta không gặp phải những câu hỏi phỏng vấn kì quặc đó nhưng chắc chắn sẽ luôn tồn tại những tình huống khó xử trong cuộc sống khiến chúng ta bối rối.

Những thay vì bối rối khi điều gì đó xảy ra, hãy trau dồi khả năng đọc nhiều hơn và suy nghĩ nhiều hơn. Đôi khi, chỉ cần tư duy được rộng mở, nhược điểm có thể chuyển thành ưu điểm, khó khăn có thể chuyển thành cơ hội.

Nguồn: Cafebiz.vn